Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức, DN

Căn cứ pháp lý:

I. Khái niệm

Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước cơ quan tổ chức doanh nghiệp tập đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình là mất mát hư hỏng ảnh lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước Cơ quan tổ chức doanh nghiệp.

Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 năm 2023: Nguồn gốc và ý nghĩa

II. Các yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này được coi là chủ thể đặc biệt: chỉ những người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước mới là chủ thể của tội phạm này. Vì vậy, các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm này là yếu tố định tội bắt buộc của cấu thành tội phạm. Việc xác định tư cách chủ thể của tội phạm này là việc làm đầu tiên khi xác định hành vi phạm tội.
Người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước là người được giao chiếm hữu, sử dụng một số tài sản nhất định bằng các hình thức như: trông giữ, vận chuyển, khai thác lợi ích (giá trị sử dụng) của tài sản. Những người này có thể do bầu cử, do bổ nhiệm, do ký hợp đồng… Nếu không được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản thì không thành chủ thể của tội phạm này mà tuỳ trường hợp có thể là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Khác với các tội có tính chất chiếm đoạt là người phạm tội không chiếm đoạt tài sản mà chỉ làm mất, làm hỏng hoặc gây lãng phí tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước với các tội tham ô, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

3. Mặt khách quan

Hành vi khách quan: người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm, bản thân của hành vi này đã phản ảnh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm lại không phải giống nhau nó tuỳ thuộc vào nhiệm vụ được giao và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra thiệt hại về tài sản.
Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý tài sản Nhà nước thường được biểu hiện như vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý tài sản của Nhà nước như: chế độ quản lý vật tư, kho tàng; chế độ phòng cháy, chữa cháy; chế độ thu chi tiền mặt; chế độ xuất, nhập vật tư, thiết bị; chế độ bảo quản hàng hoá … các nguyên tắc, chế độ có liên quan đến việc quản lý tài sản có thể là các nguyên tắc, chế độ quản lý kinh tế, nhưng cũng có thể chỉ là nguyên tắc, chế độ về hành chính nhưng có liên quan quản lý tài sản, đôi khi chỉ là một bản nội quy cơ quan nếu vi phạm mà gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản do mình trực tiếp quản lý thì cũng bị coi là thiếu trách nhiệm. Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới gây ra thiệt hại về tài sản, nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì không thể gây thiệt hại. Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà thiệt hại về tài sản vẫn xảy ra thì không phải là thiếu trách nhiệm và họ không phạm tội này dù thiệt hại về tài sản nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
Hậu quả: thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ngoài ra không có thiệt hại nào khác.
Thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước chính là giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi thiếu trách nhiệm của người có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản gây ra. Được coi là thiệt hại nghiêm trọng nếu tài sản bị thiệt hại có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Thiệt hại về tài sản phải do chính hành vi thiếu trách nhiệm gây ra mới là hậu quả của tội phạm này, nếu thiệt hại đó không phải do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra thì không được tính để xác định hậu quả của tội phạm này.
Nếu thiệt hại về tài sản không phải là tài sản do người phạm tội trực tiếp quản lý thì không tính vào hậu quả của hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đén tài sản mà tuỳ trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu ngoài thiệt hại về tài sản mà còn gây ra những thiệt hại khác như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác thì cũng tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Mặt chủ quan 

Có hai trường hợp vô ý phạm tội: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Cả hai trường hợp vô ý trên, người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước đều có thể mắc phải tuỳ thuộc vào trách nhiệm của họ đối với việc quản lý tài sản và hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra thiệt hại tài sản. Việc xác định lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước của người phạm tội là bắt buộc, nhưng không bắt buộc phải xác định người phạm tội do vô ý vì quá tự tin hay vô ý vì cẩu thả.
Pháp luật do chủ thể nào ban hành theo QĐ 2023?

III. Khung hình phạt đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Điều 179 Bộ luật Hình sự quy định 04 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Khung hình phạt phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

– Khung hình phạt phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 18/12/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *