NHỮNG LƯU Ý VỀ CHỨNG MINH THƯ – CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

1. Những điều cần biết về giao dịch chứng minh thư và căn cước công dân

Sau khi làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới, không ít người dân vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân cũ. Vậy khi sở hữu đồng thời 2 loại giấy tờ này, người dân cần lưu ý những gì?
Chứng minh nhân dân (CMND) và Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đều có giá trị chứng minh nhân thân của một người khi tham gia các giao dịch dân sự hay thực hiện thủ tục hành chính.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND, CCCD thường sang thẻ CCCD gắn chip, cán bộ Công an sẽ thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân thường.
Tuy nhiên, sau khi làm thẻ CCCD gắn chip mới, không ít người dân vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục chưa thu lại…
Điều này khiến một số người đã làm CCCD gắn chip lại có cùng lúc hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân, đó là CCCD gắn chip mới làm và CMND hoặc CCCD cũ.

2. Có được dùng CMND khi đã có CCCD gắn chip?

Đối với các trường hợp chỉ dùng để đối chiếu, nhận dạng nhân thân và không cần ghi lại số CMND thì việc sử dụng CMND cũ hầu như không có ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Ví dụ như hợp đồng đã ký kết, sử dụng CMND hết hiệu lực, sẽ bị vô hiệu.
Vì vậy, người dân chỉ nên dùng duy nhất Căn cước công dân mới trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này.
Dù có nắm giữ cả hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là Căn cước công dân và Chứng minh nhân dân thì người dân cũng tuyệt đối không nên sử dụng cùng lúc.
Việc sử dụng các giấy tờ có ghi thông tin cá nhân là số Chứng minh nhân dân cũ trong các giao dịch, thủ tục hành chính cùng với Căn cước công dân mới hoàn toàn được chấp nhận. Bởi lẽ, trên thẻ Căn cước công dân gắn chip mới hiện nay đã tích hợp tất cả thông tin về Chứng minh nhân dân cũ.
Sử dụng CMND hết hiệu lực có bị phạt?
Theo quy định trên, việc thu lại CMND cũ sau khi làm CCCD mới là quy định bắt buộc.

Do đó, nếu sử dụng CMND hết hiệu lực sau khi làm Căn cước công dân mới, công dân có thể vi phạm lỗi “không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân” theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Sai phạm của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân khi thu giữ CCCD của khách hàng
Trên thực tế, việc giữ lại giấy tờ tùy thân của khách không chỉ diễn ra tại các cơ sở lưu trú nhỏ như nhà nghỉ, homestay hay ở khách sạn, resort cao cấp mà còn thường thấy ở những hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ như cho thuê xe, vào cửa một số địa điểm… Việc này tưởng như chỉ là thỏa thuận trong luật bât thành văn giữa hai bên nhưng đây lại là việc chưa đúng luật pháp.
Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 Bộ Công an) cho biết, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về nhân thân để thực hiện các giao dịch trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được phép yêu cầu xuất trình để kiểm tra về nhân thân và các thông tin khác của công dân. Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ căn cước công dân.

Trên đây là một số thông tin mà độc giả cần nắm được khi sử dụng chưng minh thư và căn cước công dân trong các giao dịch. Hi vọng với những kiến thức căn bản cần có, mỗi người sẽ tránh được những phiền phức không đáng có và nắm rõ được luật pháp để mọi hoạt động giao dịch đều chuẩn mực và đúng theo pháp luật.

Mọi vướng mắc cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *