Hệ thống thang bảng lương theo quy định pháp luật

Hệ thống thang bảng lương là một trong những điều mà người lao động cần lưu tâm khi bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động. Vậy hệ thống thang bảng lương cơ bản bao gồm những gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. 

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

– Bộ luật Lao động năm 2019

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

I. Nguồn hình thành và sử dụng thang bảng lương

1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương

Tổng quỹ tiền lương thực hiện = (Đơn giá tiền lương x Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh) + Các khoản phụ cấp lương & chế độ khác nếu có + Quỹ tiền lương bổ xung theo quy định nhà nước nếu có + Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang

Trong đó: Đơn giá tiền lương được Giám đốc doanh nghiệp phê duyệt theo từng giai đoạn cụ thể căn cứ vào tình hình hoạt động của công ty. 

Businessman run and jump on money stairs.

2. Phân bổ, sử dụng quỹ tiền lương 

Quỹ tiền lương được phân bổ cho các mục đích sau:

  • Lương cơ bản và lương trả cho những ngày lao động không làm việc nhưng vẫn được hưởng tiền lương theo quy định của Bộ Luật lao động. 
  • Trả tiền lương cho các khối nghiệp vụ, quản trị và khối bổ trợ gián tiếp 
  • Trả tiền lương cho khối kinh doanh và khối lao động trực tiếp theo năng suất, mức độ đóng góp của từng cá nhân
  • Trả tiền lương sản phẩm và lương đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các bộ phận ngoài lương cơ bản theo quy định. 
  • Chi trả cho quỹ tiền thưởng đột xuất khi các cá nhân CBCNV có thành tích xuất sắc. Tổng số tiền thưởng đột xuất bằng 5% tổng quỹ lương. 
  • Quỹ tiền lương dự phòng – bằng 5% tổng quỹ lương. 

II. Hệ thống thang bảng lương của công ty

1. Hệ thống thang bảng lương cơ bản

Hệ thống bảng lương cơ bản trong 1 doanh nghiệp thỏa mãn các nghiệp vụ:

  • Thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động.
  • Xây dựng đơn giá tiền lương và thực hiện chế độ nâng bậc lương theo các thoả thuận trong hợp đồng lao động.
  • Đóng và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định của nhà nước; trả lương nghỉ việc và các chế độ lương khác theo quy định của luật lao động.
  • Giải quyết các quyền lợi khác dựa theo thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của doanh nghiệp và theo pháp luật lao động.

2. Bảng hệ số tiền lương sản phẩm

  • Bảng hệ số tiền lương sản phẩm của doanh nghiệp cần đảm bảo khoảng cách bậc lương có độ giãn cách giữa các bậc nhằm khuyến khích CBCNV phấn đấu có bậc cao hơn, chống phân phối bình quân.
  • Hệ số lương sản phẩm áp dụng theo từng vị trí công tác, chức danh công việc đảm nhận phù hợp theo từng hạng trong doanh nghiệp và theo cấp độ hệ số hoàn thành công việc cụ thể theo kỹ năng công việc.
  • Hệ số lương sản phẩm của nhân viên các phòng ban sẽ được Ban giám đốc và hội đồng trả lương của công ty quyết định dựa trên vào hiệu quả công việc, vị trí công việc và thời gian công tác.
  • Hệ số sản phẩm của từng cá nhân hay còn gọi là ngạch lương không nhất thiết phụ thuộc vào trình độ hay bằng cấp của cá nhân đó mà đánh giá dựa trên hiệu suất công việc

Trên đây là hệ thống thang bảng lương cơ bản theo quy định pháp luật. Mọi thắc mắc quý độc giả vui lòng liên hệ về: 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Thảo Ly

Ngày xuất bản: 30/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *