Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật

Việc đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động với người sử dụng lao động có ý nghĩa quan trọng giúp hai bên hiểu nhau hơn tạo thuận lợi trong công việc. Pháp luật có quy định chi tiết về vấn đề này. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật sẽ tìm hiểu rõ hơn về đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

2. Đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi (khoản 1 điều 63 Bộ luật lao động 2019)

– Chủ thể tham gia: người sử dụng lao động với người lao động/tổ chức đại diện người lao

-Nội dung: Chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên 

– Mục đích: Tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi

3. Các trường hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

– Đối thoại tại nơi làm việc có thể được tổ chức bất cứ khi nào mà người sử dụng lao động và người lao động muốn

– Bên cạnh đó, công ty phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

+ Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

+ Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

+ Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.

-Trong đó:

+ Điểm a khoản 1 điều 36 về vấn đề:  Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

+ Điều 42 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ vì lý do kinh tế

+ Điều 44 về phương án sử dụng lao động

+ Điều 93 về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

+ Điều 104 về vấn đề Thưởng

+ Điều 108 về làm việc thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

+ Khoản 1 điều 128 về tạm đình chỉ công việc

4. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

Theo quy định tại điều 64 Bộ luật lao động 2019 thì đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung sau:

– Nội dung đối thoại bắt buộc:

+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.

+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

+ Phương án sử dụng lao động.

+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

+ Thưởng.

+ Nội quy lao động.

+ Đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

– Ngoài nội dung bắt buộc trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

+ Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

+ Điều kiện làm việc;

+ Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

+ Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

5. Xử phạt vi phạm

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm đối thoại nơi làm việc như sau:

“Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.

…”

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, khi công ty không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Trên đây là những giải đáp về vấn đề đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *