Đất không có đường đi thì xử lý như nào?

Khi mua bán đất đai, người mua có thể do không để ý mà mua phải đất không có đường đi. Vậy lúc này phải xử lý vấn đề này như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn làm rõ câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

II. Đất không có đường đi là gì?

Đất không có đường đi là phần diện tích đất ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ nối đi ra đường lớn. Đất không có nối đi cũng có thể xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.

Đất không có nối đi sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho chủ sở hữu trong việc di chuyển.

III. Đất không có đường đi thì xử lý thế nào?

Nếu thửa đất của bạn không có nối đi chung bạn có quyền yêu cầu mở nối đi chung. Điều này được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”.

Như vậy, đối với nhà đất không có lối đi ra đường công cộng vì bị vây bọc bởi bất động sản của người khác thì người có nhà đất bị vây bọc có quyền yêu cầu mở lối hợp lý trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản vây bọc.

Khi mở lối đi qua có thể phải đền bù hoặc không phải đền bù, cụ thể:

– Mở lối đi qua có đền bù, trừ trường hợp các bên thỏa thuận không đền bù.

Trường hợp này áp dụng đối với thửa đất phía trong không hình thành từ thửa đất chung với thửa đất phía ngoài; nếu thuộc trường hợp này thì người có đất ở phía trong sẽ phải đền bù cho người có nhà đất phía ngoài theo thỏa thuận của các bên.

-Trường hợp mở lối đi qua nhưng không phải đền bù.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và không phải đền bù.

Tuy nhiên việc yêu cầu mở nối đi chung này rất có thể sẽ gây ra tranh chấp giữ chủ sở hữu mảnh đất không có nối đi chung và chủ sở hữu bất động sản vây bọc. Vì nhiều chủ sở hữu sẽ không muốn cắt một phần đất của mình để làm nối đi chung kể cả khi được đền bù.

Lưu ý:

– Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

– Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

IV. Thủ tục đăng ký lối đi qua

1. Hồ sơ đăng ký

+ Đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng);

+ Giấy tờ xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền mở lối đi qua).

Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn yêu cầu sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế (sơ đồ lối đi qua).

2. Trình tự, thủ tục đăng ký

Bước 1: Nộp hồ sơ

 Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Bước 3: Trả kết quả

Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

V. Một số câu hỏi liên quan

Câu 1: Có được tách thửa đất không có đường đi không?

Theo quy định thì để tách thửa một mảnh đất là phải có đường đi cho các thửa đất bên trong, có nghĩa là phải có một nối chung. Nếu bất động sản không có nối đi ra đường lớn thì có quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải kiểm tra, xem xét trước khi tiến hành tách thửa để đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất.

Câu 2: Đất không có đường đi có bán được không?

Đất không có đường đi có thể bán cho người khác nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Người sở hữu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ;

– Đất này đang không có xảy ra tranh chấp với các bên khác;

– Đất này không thuộc danh sách bị kê biên tài sản đảm bảo;

– Bất động phải còn thời gian sử dụng đất.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về câu hỏi đất không có đường đi thì xử lý thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 07/03/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *