Công chức có được trở thành luật sư hay không?

Công chức có được trở thành luật sư hay không?

Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của độc giả về vấn đề: Công chức có được trở thành luật sư hay không? Để giải đáp câu hỏi trên, mời bạn đọc đón đọc bài viết dưới đây.

1. Sự khác nhau giữa công chức và luật sư

Luật sư là một ngành nghề đặc thù. Do tính chất công việc là làm việc với cơ quan nhà nước, do đó nhiều người lầm tưởng luật sư là một chức vụ thuộc cơ quan nhà nước. Trên thực tế, luật sư là một ngành nghề, còn công chức là một chức danh.

Luật sư Công chức
Bản chất Là một ngành nghề Là một chức danh
Điều kiện Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Được quản lý bởi Tổ chức hành nghề luật sư

Bộ Tư pháp

Cơ quan Nhà nước đang công tác

Tổ chức chính trị, xã hội đang công tác

Phạm vi công việc – Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

– Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện tư vấn pháp luật.

– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

– Thực hiện dịch vụ pháp lý khác

– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hưởng lương – Theo hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư, hoặc

– Theo doanh thu khi tự mở tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.

Được Nhà nước chi trả theo ngạch, hệ số.
Căn cứ chấm dứt Khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề  – Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức.

– Về hưu

2. Công chức có được trở thành luật sư hay không?

Công chức có được trở thành luật sư hay không?
Công chức có được trở thành luật sư hay không?

Pháp luật Việt Nam không cho phép một người đang là cán bộ, công chức trở thành luật sư. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 17 Luật luật sư:

“4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

…”

Đối với người đã từng là cán bộ, công chức nay đã thôi giữ chức vụ, theo Điều 13 Luật luật sư, những người sau đây sẽ được miễn thực tập hành nghề luật sư:

– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát

– Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát

Theo đó, công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, do đó không thể trở thành luật sư. Trong trường hợp công chức đã thôi giữ chức vụ, công chức bị buộc thôi việc đã quá thời hạn 3 năm thì có thể được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

3. Những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

Công chức có được trở thành luật sư hay không?
Công chức có được trở thành luật sư hay không?

Căn cứ Điều 18 Luật Luật sư, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:

– Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;

– Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

– Không còn thường trú tại Việt Nam;

– Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

– Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;

– Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;

– Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;

– Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

– Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Công chức có được trở thành luật sư hay không?
Công chức có được trở thành luật sư hay không?

Người có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư là Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư thì thông báo cho Liên đoàn luật sư Việt Nam để thu hồi Thẻ luật sư.

————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thảo Hương

Ngày xuất bản: 12/06/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *