Có đòi lại được tài sản đã tặng cho hay không?

Sau khi tặng cho tài sản thì người tặng cho vì nhiều lý do khác nhau mà không muốn tặng cho tài sản đó nữa. Vậy trong trường hợp này, người tặng cho có thể đòi lại tài sản của hay không? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlega sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

2. Thế nào là tài sản và quyền tặng cho sản?

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau:”Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

 Theo Điều 158 bộ luật dân sự 2015: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

Cụ thể:

– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

– Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

– Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Như vậy, là người có quyền sở hữu tài sản, bạn có quyền định đoạt với tài sản đó. Định đoạt có thể là chuyển nhượng lại quyền sở hữu, thừa kế hoặc tặng cho lại cho người khác.

3. Hợp đồng tặng cho tài sản

Khi tiến hành tặng cho tài sản thì các bên cần phải có hợp đồng tặng cho tài sản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp sau này.

Theo quy định hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Như vậy, hợp đồng này phát sinh kể từ khi bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng.

Lưu ý: Đối với trường hợp tặng cho tài sản là bất động sản thì việc tặng cho phải được lập văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

3.1 Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản

– Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký

– Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản

3.2 Chấm dứt hợp đồng tặng cho tài sản

Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

– Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

– Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

– Trường hợp khác do luật quy định.

4. Có đòi lại được tài sản đã tặng cho không?

Theo quy định khi hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực thì người tặng cho tài sản không thể đòi lại sản đã được tặng cho. 

Tuy nhiên, vẫn có khả năng đòi lại đất đã tặng cho, khi thuộc một trong hai trường hợp sau. Cụ thể:

Trường hợp 1: Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

– Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, nếu bên tặng cho tặng cho tài sản và có yêu cầu phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Nếu như người này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bạn có cơ sở để đòi lại. Và lưu ý: Ngay từ khi giao kết hợp đồng tặng cho, đồng thời cũng phải đặt ra điều kiện buộc bên được tặng phải thực hiện, không được phép đưa ra điều kiện sau khi hoàn tất thủ tục tặng cho tài sản.

Trường hợp 2: Bạn có thể được hoàn trả lại tài sản nếu chứng minh được giao dịch dân sự kia vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định cụ thể tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy đối với nhưng loại tài sản cần phải tiến hành chuyển quyền sở hữu tài, cần phải công chứng thì việc đòi lại tài sản hay không được xác định dễ hơn vì đã có căn cứ trên giấy tờ rõ ràng. Còn đối với những tài sản còn lại nếu các bên không có hợp đồng tặng cho thì việc giải quyết tranh chấp là rất khó khăn vì không có căn cứ rõ ràng.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về câu hỏi có đòi lại được tài sản đã tặng cho theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 06/03/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *