Các tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông cần biết

Tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần có vai trò rất quan trọng. Tỷ lệ phần trăm cổ phần sẽ quyết định đến các quyền lợi và tiếng nói của cổ đông trong công ty cổ phần. Do các cổ đông cần nắm rõ những mức tỷ lệ sở hữu cổ phần trăm quan trọng. Trong phạm vi bài viết này, công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các tỷ lệ sở hữu cổ phần quan trọng trong công ty cổ phần.

I. Cơ sở pháp lý

II. Cổ phần là gì?

Hiện nay luật doanh nghiệp chưa đưa ra khái niệm về cổ phần. 

Tuy nhiên tại điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”.

Như vậy có thể hiểu rằng:

– Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty thành các phần bằng nhau.

– Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách là cổ đông của công ty cổ phần. Cổ phần thuộc mỗi loại tạo cho người sở hữu các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

III. Tỷ lệ sở hữu cổ phần là gì?

Việc sở hữu cổ phần được tính trên phần trăm cổ phần. Phần trăm cổ phần là tỷ lệ số vốn góp của một cá nhân, tập thể vào một công ty, lợi nhuận thu được của công ty cổ phần được chia theo phần trăm cổ phần đóng góp. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Sự phân chia quyền lực  trong công ty cổ phần trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông.

Trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông tỷ lệ sở hữu cổ phần được quy đổi ra tỷ lệ biểu quyết, hai giá trị này là tương đương nhau.

Như vậy, tỷ lệ sở hữu cổ phần có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến quyền lợi, tiếng nói của cổ đông trong việc quản lý công ty.

IV. Các tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông cần biết

1. Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết

Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành

-Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

– Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

– Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

– Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;

– Tổ chức lại, giải thể công ty;

– Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Từ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết

– Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết

– Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.

-> Về vấn đề đầu tư: Có thể thấy, 51% và 65% trở lên là tỷ lệ sở hữu an toàn cho các nhà đầu tư, trong đó nếu sở hữu 65% cổ phần thì bạn sẽ được quyết định toàn bộ vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Tuy nhiên việc sở hữu 51% và 65% cổ phần là rất khó đặc biệt là đối với công ty lớn, nhiều cổ đông. Do đó, các nhà đầu tư nên chọn con số 36% cổ phần trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc không có cổ đông nào trong công ty có thể sở hữu tỷ lệ phần vốn góp là 65% và vì thế, bạn có quyền phủ quyết (không thông qua) đối với những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Điều này dẫn đến, nếu muốn thông qua các vấn đề này các cổ đông buộc phải thỏa thuận và thương lượng để giải quyết, tránh việc “độc quyền” chi phối trong công ty cổ phần.

3. 35% tổng giá trị tài sản trở lên

– Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

– Hội đồng quản trị có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

4. 75% tổng số cổ phần ưu đãi 

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

5. 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền như: Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông..

Trên đây là những giải đáp về các tỷ lệ sở hữu cổ phần quan trọng mà cổ đông cần biết theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 04/01/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *