BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Luật HN&GĐ năm 2014 đã dành nhiều điều khoản nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em với tư cách là chủ thể đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em trong quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. QUYỀN TRẺ EM LÀ GÌ?

Quyền trẻ em được hiểu là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. 

2. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

– Thứ nhất, Luật HN&GĐ 2014 đặc biệt lưu ý bảo vệ quyền của trẻ em trong những vụ việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật và trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

  • Luật quy định cụ thể việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các Điều 81, 82, 83 và 84 của Luật HN&GĐ 2014 như: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi”; “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều 82); “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình” (Điều 83),…

– Thứ hai, Luật HN&GĐ 2014 đã ghi nhận quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em mong muốn được sống chung với cha hoặc mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 

  • Pháp luật đã quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong trường hợp cha mẹ ly hôn phù hợp hơn với thực tế đời sống gia đình Việt Nam, đồng bộ với pháp luật có liên quan. 
  • Luật đã hạ độ tuổi trẻ em từ 9 tuổi xuống còn 7 tuổi được bày tỏ ý chí của mình trong một số quan hệ hôn nhân và gia đình mà không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa Luật Hôn nhân và gia đình với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 

– Thứ ba, Luật HN&GĐ 2014 đã quy định về chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 

  • Từ Điều 95 đến Điều 100, luật quy định khá chặt chẽ về các điều kiện pháp lý để công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; về nội dung thỏa thuận về mang thai hộ; về quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ; quyền…. 
  • Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em; quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như các quyền và lợi ích khác của trẻ em được sinh ra nhờ biện pháp mang thai hộ. Đồng thời, việc quy định chặt chẽ về chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo còn nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em được sinh ra từ việc mang thai hộ sẽ bị bỏ rơi, bị mua bán và bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.

Trên đây là nội dung về nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em trong quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 25/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *