BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO HIỆP ĐỊNH VỀ THIẾT LẬP QUAN HỆ QUYỀN TÁC GIẢ GIỮA VIỆT NAM – HOA KỲ

Điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 27/06/1997 và có hiệu lực ngày 23/12/1998. Hiệp định quy định các nội dung cơ bản như: (i) Tảc phẩm bảo hộ; (ii) Phạm vi các quyền tác giả được bảo hộ; điều kiện bảo hộ; những quy định khác.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022;
  • Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm 1997.

1. QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ?

  • Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 (Luật SHTT) quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
  • Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

2. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO HIỆP ĐỊNH

– Thứ nhất, về các nguyên tắc bảo hộ. Hiệp định dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia. Theo đó, mỗi bên ký kết, phù hợp với pháp luật của mình, sẽ dành cho các tác phẩm của những tác giả, nhà sáng tạo và nghệ sĩ là công dân sự bảo hộ quyền tác giả thuận lợi ngang bằng sự bảo hộ mà bên đó dành cho công dân nước mình.

– Thứ hai, về đối tượng bảo hộ.

  • Những tác phẩm được bảo hộ gồm những tác phẩm mà một công dân hoặc người thường trú của một trong các bên ký kết có những quyền kinh tế theo luật quyền tác giả tại lãnh thổ của bên kia hoặc khi những quyền nói trên thuộc về một pháp nhân do bất kì một công dân hoặc người thường trú nào của bên kia kiểm soát trực tiếp, gián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần hoặc tài sản của pháp nhân, miễn là quyền sở hữu nói trên phát sinh trong vòng một năm kể từ ngày công bố lần đầu về tác phẩm đó tại một nước thành viên của một điều ước đa phương về quyền tác giả mà một trong các bên ký kết là thành viên tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực. 
  • Đồng thời, mỗi bên ký kết sẽ dành sự bảo hộ quy định theo Hiệp định cho những tác phẩm của công dân hoặc người thường trú của bên kia và cho những tác phẩm công bố lần đầu tiên tại bên kia trước khi Hiệp định có hiệu lực nếu như những tác phẩm như vậy chưa thuộc về công cộng tại một trong các bên ký kết sau khi hưởng toàn bộ thời hạn bảo hộ. 
  • Theo đó, không một bên ký kết nào có thể áp đặt những thể thức, kể cả những yêu cầu về mặt công bố hoặc đăng ký, đối với việc hưởng hoặc thực hiện các quyền dành cho các tác phẩm của bên ký kết kia.

– Thứ ba, về nội dung bảo hộ. Các bên cam kết sẽ quy định việc thi hành đầy đủ và thực hiện hiệu quả quyền tác giả đối với những tác phẩm trong phạm vi lãnh thổ nước mình và sẽ hợp tác nhằm đạt mục đích chung về ngăn ngừa và xử lý việc xâm phạm quyền tác giả.

Trên đây là những nội dung cần thiết về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, WINLEGAL chia sẻ đến bạn đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 15/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *