Hiểu rõ sự khác biệt giữa lao động biên chế và lao động theo hợp đồng là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Mỗi hình thức lao động có những đặc điểm riêng về quyền lợi, trách nhiệm, và quy định pháp lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một hướng dẫn chi tiết về cách phân biệt lao động biên chế và theo hợp đồng lao động.
Mục lục
1. Biên chế là gì?
Biên chế là từ ngữ mà nhiều người thường nhắc tới khi làm việc tại cơ quan Nhà nước, nhưng hiện nay biên chế vẫn chưa có định nghĩa chính thức, nhưng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì biên chế có thể được hiểu là gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công nhập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
2. Những quyền lợi khi là lao động thuộc biên chế
2.1 Đối với Cán bộ và Công chức
- Công chức nhà nước được cung cấp trang thiết bị, các điều kiện làm việc.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ;
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình động, chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được đảm bảo tiền lương tương xứng với nhiệm vụ được giao, nếu làm trong môi trường có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, làm ở miền núi, hải đào, vùng sâu vùng xa… sẽ được hưởng thêm phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định pháp luật;
- Công chức được quyền đảm bảo học tập, nghiên cứu, tham gia hoạt động kinh tế xã hội, có chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, được hưởng ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại theo quy định pháp luật;
- Được hưởng chế độ chính sách như bị thương, hi sinh trong khi làm nhiệm vụ như thương binh, xem xét công nhận liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lẽ, giải quyết việc riêng theo pháp luật lao động.
2.2 Đối với viên chức
- Được đảm bảo trang bị, thiết bị khi làm việc;
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắng với công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái pháp luật.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế nơi làm việc;
- Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh, chức vụ quản lý, hưởng thêm phụ cấp nếu làm ở vùng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, miền núi, hải đào, vùng sâu vùng xa, môi trường độc hại, nguy hiểm…;
- Được hưởng chế độ nghỉ ngơi, làm việc theo quy định của pháp luật;
- Được hoạt động kinh doanh ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc;
- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành các công ty..
- Được khen thưởng, tôn vinh, được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở…
3. Phân biệt lao động biên chế và lao động theo hợp đồng lao động
Lao động thuộc lao động hợp động là những người được làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải công chức, viên chức mà họ được ký kết bằng hợp đồng lao động để thực hiện công việc. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau:
Tiêu chí | Biên chế | Lao động hợp đồng |
Chủ thể ký kết | Là cơ quan nhà nước, Đơn vị sự nghiệp công lập | Không bắt buộc là Nhà nước |
Tính chất công việc | Vị trí công việc lâu dài, ổn định | Công việc được ký kết bằng hợp đồng có xác định thời hạn hoặc có thể là không xác định thời hạn
Nếu đơn vị không tuyển dụng tiếp tục thì sẽ không ký tiếp và có nguy cơ nghỉ việc |
Phương thức tuyển dụng | Thi tuyển, xét tuyển, phỏng vấn | Phỏng vấn |
Đãi ngộ | Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, chế độ đãi ngộ, phụ cấp khác, cũng như chế động chính sách đi kèm. | Sẽ được hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng và tối thiểu theo quy định của pháp luật. |
——————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên Viên: Thảo Hương
Ngày xuất bản: 05/07/2024