Làm thế nào khi chồng giữ giấy tờ, đòi tiền vợ mới đồng ý ly hôn

Câu hỏi: Xin chào luật sư. Trong thời gian sống chung với chồng mình tôi cảm thấy không hạnh phúc và anh ta còn đánh đập tôi nhiều lần nên tôi muốn ly hôn với anh ta. Nhưng anh ta không chịu còn giữ hết giấy tờ và yêu cầu tôi trả anh ta 100 triệu thì anh ta mới đồng ý ly hôn. Bây giờ tôi phải làm sao, mong luật sư giúp đỡ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Công ty Luật Winlegal xin được tư vấn cho bạn như sau:

I. Cơ sở pháp lý

II. Giải quyết câu hỏi

Trường hợp của bạn là bạn muốn ly hôn nhưng chồng bạn giữ hết giấy tờ và đòi bạn trả 100 triệu thì mới đồng ý lý hôn. 

Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn yêu cầu đơn phương ly hôn với chồng của bạn.

Theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ chấp nhận đơn yêu cầu đơn phương ly hôn của bạn khi đáp ứng điều kiện sau: “có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Theo thông tin bạn cung cấp, trong quá trình chung sống, chồng bạn đã đánh đập bạn nhiều lần như vậy chồng bạn đã có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Với căn cứ này thì tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của ban.

Tuy nhiên khi yêu cầu tòa giải quyết đơn phương ly hôn, bạn cần nộp những giấy tờ sau:

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao có chứng thực hoặc công chứng CMND/ Căn cước công dân, sổ hộ khẩu của vợ,chồng;

– Bản sao có chứng thực hoặc công chứng Giấy khai sinh của con;

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án hoặc tự viết tay, đánh máy đều được);

– Các giấy tờ chứng minh tài sản.

Nhưng bạn lại bị chồng giữ hết giấy tờ thì bạn có thể tiến hành những việc làm sau để được ly hôn:

– Về hộ khẩu: Bạn có thể liên hệ với cơ quan công an cấp phường, xã nơi bạn thường trú nhờ xác nhận rằng bạn nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.

-Về Giấy đăng ký kết hôn bản chính: Bạn có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký trước đây để xin Trích lục bản sao. Trường hợp này khi nộp bản sao ĐKKH cho Tòa án bạn phải trình bày rõ lý do là bị mất hết giấy tờ nên bạn không thể cung cấp cho Tòa.

– Về Giấy khai sinh của con: Bạn có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch trước đây nơi bạn đã đăng ký khai sinh cho con để xin cấp Trích lục bản sao.

Sau đó bạn nộp tại TAND cấp huyện nơi vợ bạn cư trú, làm việc để được giải quyết.

Ngoài ra, việc chồng bạn giữ hết giấy tờ và đòi bạn trả 100 triệu thì mới có thể lý hôn, bạn hoàn toàn có thể kiện anh ta về tội cưỡng đoạt tài sản.

Bởi pháp luật không quy định việc vợ muốn ly hôn thì phải trả một khoản tiền cho chồng. Do đó hành vi đòi tiền của chồng bạn không có căn cứ pháp luật. Hành vi của người đàn ông này là đe dọa, uy hiếp người phụ nữ, lợi dụng tình trạng khó khăn của người phụ nữ này để chiếm đoạt tài sản thì đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản. 

Trường hợp người phụ nữ này vì bị đe dọa, uy hiếp mà miễn cưỡng phải giao tài sản cho người đàn ông này thì hành vi có dấu hiệu tội phạm. Hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 170 bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau:

“Điều 170: Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

…”

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề chồng giữ giấy tờ, đòi tiền thì mới cho ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: Ngày 23/02/2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *