So sánh tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm

  • Giống nhau: 

Đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Có điều khoản miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội nhưng không bị tố giác hoặc phát hiện. Đối tượng có thể được miễn trách nhiệm cho 02 tội phạm này là: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.

  • Khác nhau:

Về mặt nhận thức của người phạm tội:

“Che giấu tội phạm” là chỉ biết về hành vi phạm tội của người phạm tội đã xảy ra và không biết trước hay hứa hẹn gì với người phạm tội. Còn “Không tố giác tội phạm” là biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện hoặc đang xảy ra nhưng chọn cách không tố giác hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Về thời điểm phạm tội của người phạm tội:

Người che giấu tội phạm không biết trước hành vi phạm tội mà chỉ phát hiện ra được khi tội phạm đã được thực hiện. Ngoài ra người che giấu tội phạm cũng không hứa hẹn gì trước với người phạm tội.

Khác với che giấu tội phạm, người không tố giác tội phạm có thể biết về hành vi phạm tội vào bất cứ thời điểm nào, có thể là khi tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện. Tuy nhiên dù trong thời điểm nào thì người không tố giác vẫn giữ im lặng.

Về cách thức thực hiện:

Sau khi biết tội phạm được thực hiện, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Người không tố giác tội phạm biết rõ về hành vi phạm tội nhưng vẫn giữ im lặng, không khai báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý.

Về khung hình phạt:

Theo Điều 389 BLHS, người che giấu các tội: giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… có thể bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Theo Điều 390 BLHS, người phạm tội sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên, người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Về trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Người không tố giác hoặc che giấu nếu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp không tố giác hoặc che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật hình sự.

Ngoài các trường hợp tương tự như che giấu tội phạm, đối với tội không tố giác tội phạm, người bào chữa cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Bài viết trên đây đã so sánh tội che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *