Có nhiều vị trí công việc phải mất thời gian kinh phí đào tạo người lao động. Do đó nếu lao động nữ mang thai sẽ dẫn đến việc họ tạm thời không thể làm việc và công ty sẽ phải tìm người khác thay thế tạm thời. Điều nay gây ra khó khăn với công ty. Vậy nên trước khi nhận lao động nữ vào làm việc, họ sẽ yêu cầu lao động nữ ký cam kết không mang thai trong một khoảng thời gian nhất định để bảo đảm công việc. Vậy cam kết này có hợp pháp?
Trong phạm vi bài viết này, công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP
- Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12
2. Có được yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai?
Theo điều 10 Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 quy định như sau:
“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con.
- Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
- Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.
Theo quy định trên, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con. Người lao động nữ cũng vậy, họ có quyền quyết định thời gian sinh con. Do đó, việc người sử dụng lao động yêu cầu lao động nữ cam kết không sinh con là đã xâm phạm đến quyền tự quyết trong việc sinh con của cá nhân. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Vì vậy, trường hợp người lao động có ký vào bản cam kết không mang thai trong thời gian làm việc thì cam kết đó cũng không có giá trị pháp lý.
3. Lao động nữa có bị xử lý khi vi phạm cam kết
Theo như phân tích ở trên, nội dung của cam kết giữa người lao động và người sử dụng lao động đã vi phạm quy định của pháp luật. Do đó cam kết này không có hiệu lực pháp luật. Người lao động không phải thực hiện cam kết này.
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định “Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác”. Trong quá trình lao động, người lao động có nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp động, theo thỏa ước lao động và các thỏa thuận hợp pháp khác. Do đó, đối với các thỏa thuận khác phải đảm bảo tính hợp pháp người lao động không có nghĩa vụ phải thực hiện.
Nếu người sử dụng lao động cho rằng việc vi phạm cam kết và tiến hành xử lý kỷ luật, thì trường hợp này người sử dụng lao động không chỉ vi phạm về pháp luật dân số như phân tích trên mà còn vi phạm cả về pháp luật lao động. Cụ thể như sau:
Quy định tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019: “không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…”
Theo đó, khi người lao động nữ vi phạm cam kết không mang thai thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật cũng như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người sử dụng lao động vẫn có những hành vi trên, thì:
Căn cứ điểm h, i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với cá nhân), trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề công ty có được yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My