Pháp lý, thủ tục, điều kiện thành lập công ty luật hợp danh

Pháp lý, thủ tục, điều kiện thành lập công ty luật hợp danh

Làm thế nào để thành lập công ty luật hợp danh đáp ứng được đầy đủ trình tự pháp lý, thủ tục, điều kiện theo đúng trình tự của pháp luật. Bây giờ WINLEGAL sẽ hướng dẫn các bạn các thủ tục theo đúng trình tự từ A – Z.

1. Công ty luật là gì?

Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

2. Căn cứ pháp lý thành lập công ty luật hợp danh

  • Luật luật sư 2006;
  • Luật Luật sư 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật luật sư 2006;
  • Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;
  • Quyết định 1319/QĐ-BTP bann hành quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp.

3. Điều kiện thành lập công ty luật hợp danh

3.1 Điều kiện về loại hình công ty

Điều 34 Luật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2012 quy định: Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.

3.2 Điều kiện về chủ sở hữu

Khoản 2 và Khoản 3 tại Điều 34 Luật luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung 2012 quy định:

  • Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập
  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.

Với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu

3.3 Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh

Thứ nhất, phải có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định

Theo quy định tại điều 10 Luật luật sư năm 2016 sửa đổi bổ sung năm 2012:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Thứ hai, phải có chứng chỉ hành nghề luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

Thứ ba, phải gia nhập một đoàn luật sư

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.

Thứ tư, Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục

Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật luật sư

3.4 Điều kiện về tên công ty khi thành lập công ty luật

Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập công ty tài chính

3.5 Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Công ty luật phải có trụ sở chính hữu hình để làm việc.

Khi thành lập công ty luật phải có rõ địa chỉ công ty, đmar bảođịa chỉ phải thực tế.

3.6 Điều kiện về vốn và con dấu

Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật và doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Pháp luật không quy định về vốn khi thành lập công ty luật. Điều đó có nghĩa thành viên công ty luật được toàn quyền quyết định về vốn của công ty.

Xem thêm: Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh

4. Thủ tục thành lập công ty luật

4.1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty luật

Công ty luật chuẩn bị những hồ sơ gồm những giấy tờ nêu trên để nộp đến cơ quan đăng ký yêu cầu thành lập công ty luật

4.2 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giả quyết yêu cầu thành lập công ty luật

Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty luật.

Nếu đủ điều kiện, Sở tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật.

4.3 Công việc cần làm khi có giấy phép đăng ký thành lập công ty luật 

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Sau đó công ty luật cần thực hiện những công việc sau:

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
  • Treo bảng hiệu công ty
  • Mở tài khoản công ty và thông báo số tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số điện tử
  • Làm thủ tục phát hành hóa đơn
  • Tham gia bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp…

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 Khu N1 Ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email: admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *