Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ thủ tục xin cấp thị thực cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
2. Thị thực là gì?
Thị thực (thường gọi là visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
3. Điều kiện cấp thị thực
Để được cấp thị thực thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
– Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019).
4. Thủ tục xin cấp thị thực
4.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
Để làm visa cho người nước ngoài vào Việt Nam cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ sau:
– Hồ sơ xin cấp công văn bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài;
– Hồ sơ xin cấp visa (thị thực) cho người nước ngoài.
4.1.1 Hồ sơ xin cấp công văn bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài
Công văn bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài (công văn nhập cảnh) là giấy tờ cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Người nước ngoài nếu thuộc các trường hợp sau đây không cần phải có công văn nhập cảnh:
– Thẻ tạm trú/thường trú còn thời hạn;
– Giấy miễn thị thực 5 năm còn thời hạn;
– Visa Việt Nam loại nhiều lần còn thời hạn;
– Người nước ngoài thuộc trường hợp xin cấp visa NG1, NG2, NG3, NG4;
Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử Việt Nam (E-visa);
– Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện miễn thị thực đơn phương hoặc song phương;
– Thẻ APEC còn hiệu lực và có ghi Việt Nam là một trong những nước được nhập cảnh để làm việc.
Tùy vào từng trường hợp mà hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam sẽ như sau:
Trường hợp tổ chức, cơ quan mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh
– Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh – mẫu NA2 (*);
– Bản sao công chứng hộ chiếu của người nước ngoài;
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư;
– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức – mẫu số NA16;
– Thông tin chuyến bay nhập cảnh: số hiệu, hành trình chuyến bay và cửa khẩu quốc tế nhập cảnh;
– Giấy giới thiệu kèm theo CMND/CCCD/hộ chiếu của người được tổ chức, cơ quan cử đi làm thủ tục tại cơ quan xuất nhập cảnh.
Trường hợp công dân Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú/tạm trú tại Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân nhập cảnh
– Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh – mẫu NA3;
– Bản sao công chứng hộ chiếu của người nước ngoài cần nhập cảnh Việt Nam;
– Bản sao công chứng thẻ thường trú/tạm trú nếu người bảo lãnh là người nước ngoài;
– Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu nếu người bảo lãnh là công dân Việt Nam;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…
4.1.2 Hồ sơ làm visa (thị thực) cho người nước ngoài
Thành phần hồ sơ xin visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài gồm:
– Tờ khai đề nghị cấp visa Việt Nam – mẫu NA1;
– Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài;
– Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
– Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài theo quy định (giấy tờ chứng minh việc đầu tư, giấy phép lao động…).
4.2 Quy trình, thủ tục
Quy trình xin cấp visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp gồm các bước sau:
Bước 1: Xin công văn bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài
– Chuẩn bị hồ sơ
Tùy vào trường hợp người nước ngoài được bảo lãnh bởi cơ quan, tổ chức hay người thân mà bạn chuẩn bị 1 bộ hồ sơ tương ứng như Anpha đã chia sẻ ở mục “Hồ sơ xin cấp công văn bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài”.
-Nộp hồ sơ:
Nộp hồ sơ tại 1 trong 2 trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh
– Thời hạn giải quyết thủ tục
Không quá 5 ngày làm việc:
+ Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài;
Không quá 3 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế; (Trong trường hợp này thì cơ quan hoặc cá nhân bảo lãnh phải gửi công văn nhập cảnh qua email trước để người nước ngoài xuất trình tại cửa khẩu quốc tế)
Trong vòng 12 giờ: Áp dụng trong trường hợp người nước ngoài dự lễ tang thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng hoặc vào Việt Nam xử lý việc khẩn cấp theo quy định.
-Kết quả nhận được:
Công văn chấp thuận nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;
Cục Xuất nhập cảnh thông báo cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu về việc cho phép người nước ngoài nhập cảnh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực (visa)
– Trường hợp xin cấp visa (thị thực) Việt Nam ở nước ngoài
Sau khi nhận được công văn chấp thuận cho người nước ngoài nhập cảnh, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài tới Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài để làm thủ tục xin cấp thị thực;
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài sẽ cấp visa (thị thực) cho người nước ngoài.
– Trường hợp xin cấp visa tại cửa khẩu quốc tế
Người nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế và nộp lệ phí theo quy định.
Sau khi nhận hồ sơ, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra, đối chiếu với thông báo của cơ quan xuất nhập cảnh và tiến hành cấp thị thực ngay tại cửa khẩu quốc tế nếu hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về một số quy định về thị thực theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: Ngày 26/03/2024