Giáo dục, y tế đang được đẩy mạnh phát triển trên khắp thế giới. Chính vì vậy, việc hợp tác quốc tế đang rất có triển vọng.
Mục lục
1. Căn cứ pháp lý
Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014
2. Các hình thức hợp tác
Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định về các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:
- Liên kết đào tạo.
- Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
- Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
- Bồi dưỡng, trao đổi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và người học.
- Trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo.
- Tham gia các tổ chức giáo dục, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
- Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài.
- Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.
3. Mục đích của việc hợp tác quốc tế
Đa dạng hoá hình thức hợp tác, tăng cường hoạt động hợp tác trong khu vực và quốc tế (trong đó, chú trọng hợp tác với các quốc gia có thể mạnh về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp …).
– Tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác trao đổi giảng viên và học sinh, sinh viên với các cơ sở giáo dục trên thế giới, có thể cùng liên kết với các cơ sở giáo dục liên quan trong và ngoài nước để triển khai hoạt động trao đổi du học sinh, giảng viên …
– Phát triển các hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo, tuyển sinh, trao đổi với nhiều nước trên thế giới. (Tham khảo thêm:
– Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
– Khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học làm công tác hợp tác quốc tế nhằm tạo ra mạng lưới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế về giáo dục với các chính sách động viên, khen thưởng kịp thời; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách.
– Thực hiện các chính sách đối với cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp ể tài trợ cho nghiên cứu khoa học, cử cán bộ- giảng viên có trình cao đi giao lưu khoa học với nước ngoài, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Mục tiêu hợp tác quốc tế
- Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. (Tham khảo thêm: Mở kinh doanh công ty phần mềm có vốn đầu tư nước ngoài )
- Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Chính sách hợp tác quốc tế
Căn cứ vào Điều 50 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định thì chính sách phát triển hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như sau:
- Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tham gia giảng dạy, nghiên cứu, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn