NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Hiện nay, nền kinh tế của đất nước Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp mới được thành lập rất nhiều. Tuy nhiên, khi tiến hành thành lập doanh nghiệp nếu Qúy khách hàng không được tư vấn đầy đủ và dự liệu trước các thủ tục pháp lý phát sinh có thể dẫn đến tình trạng như: Bị trả hồ sơ thành lập, kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ…. 

Công ty Luật TNHH Winlegal với đội ngũ là những luật sư năng động, chuyên môn cao xin chia sẻ những lưu ý cơ bản và quan trọng khi thành lập doanh nghiệp để Qúy khách hàng được rõ hơn trong bài viết dưới đây.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

II. NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Chủ thể

  • Tổ chức có tư cách pháp nhân;
  • Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc các đối tượng bị Nhà nước cấm thành lập doanh nghiệp theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp như: Công chức, viên chức…

2. Tên doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp phải đáp ứng theo quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng (Ví dụ: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân)

Lưu ý: Điều cấm không được đặt trong việc đặt tên doanh nghiệp:

  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác;
  • Không được sử dụng tên của các cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của các tổ chức chính trị…;
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm đến truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Trụ sở chính của doanh nghiệp

  • Điều 42 Luật Doanh nghiệp quy định: “Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ của Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp; doanh nghiệp phải có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”.
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp phải được xác định rõ ràng, cụ thể và lâu dài. Một địa chỉ có thể đặt tại nhiều công ty khác nhau và không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại trụ sở chính. 
  • Trụ sở doanh nghiệp không được là căn hộ chung cư, nhà tập thể chỉ có chức năng để ở theo quy định tại Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014. Pháp luật hiện hành không cho phép bởi lẽ những căn hộ này không có chức năng kinh doanh, chỉ chấp nhận và cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh với công ty đặt tại căn hộ nhà chung cư có chức năng thương mại. 
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải đáp ứng với điều kiện kinh doanh. Với một số ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép con trước khi doanh nghiệp bạn tiến hành hoạt động và địa chỉ trụ sở chính liên quan trực tiếp đến điều kiện được giấy phép kinh doanh.

4. Vốn điều lệ

  • Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.
  • Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về vốn tối thiểu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề đặc thù cần phải yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ thì sẽ phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định. Vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hay ký quỹ theo như quy định.
  • Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp, thay đổi tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn mà các thành viên đã góp trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

5. Ngành, nghề kinh doanh

  • Qúy khách hàng tự do lựa chọn kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà mình mong muốn và pháp luật không cấm và lựa chọn một trong các mã ngành làm mã ngành nghề kinh doanh chính. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đúng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Trong quá trình đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp cần chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành trong Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ.

6. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Điều 12 Luật Doanh nghiệp quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
  • Phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật có thể giữ các vị trí chức danh khác nhau như: Chủ tịch Hội đồng thành viên/Giám đốc/Tổng Giám đốc… Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác nhau.
  • Người đại diện theo pháp luật có thể góp vốn hoặc được thuê làm người đại diện.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam theo khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp.

III. DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT WINLEGAL

1. Nội dung dịch vụ của Luật Winlegal

  • Tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động. Kết hợp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của các loại hình doanh nghiệp;
  • Tư vấn cho khách hàng về tên của doanh nghiệp (tra cứu và lựa chọn tên doanh nghiệp);
  • Tư vấn trụ sở chính doanh nghiệp: Hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng;
  • Tư vấn ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành;
  • Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu: Phù hợp với định hướng kinh doanh và quy định của pháp luật;
  • Tư vấn các nội dung khác có liên quan theo thắc mắc của khách hàng;
  • Hỗ trợ soạn thảo điều lệ công ty của khách hàng;
  • Thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp của khách hàng.

2. Những thông tin cần cung cấp của khách hàng

  • Thông tin công ty của khách hàng dự kiến: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý như: CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu công ty/thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật; 
  • Vốn điều lệ của công ty, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
  • Luật Winlegal sẽ tư vấn và đăng ký mã ngành chi tiết, đầy đủ cho bạn.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin chi tiết về những lưu ý khi tiến hành thành lập mới doanh nghiệp, Winlegal vừa chia sẻ với các bạn. Qúy khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Ms.Minh Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *