NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc của một loại hình tố tụng lấy các giá trị công bằng, bình đẳng làm nền tảng và là lá chắn quan trọng và hữu hiệu cho việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự (TTHS). Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về nguyên tắc này trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1. NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI LÀ GÌ?

  • Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng Latin là “praesumptino” hay trong tiếng Anh “presump” là coi vấn đề, hiện tượng nào đó là đúng đắn cho đến khi chưa có lý do bác bỏ vấn đề, hiện tượng đó.
  • Thuật ngữ “suy đoán vô tội” tiếng Anh “presumption of innocence” hay còn được gọi là “the right to be presumed innocent” là quyền được giả định vô tội. Theo đó, người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm được coi (được giả định) là không có tội cho đến khi cơ quan công tố thuyết phục được Tòa án rằng bị cáo đã phạm tội.
  • Nguyên tắc “suy đoán vô tội” được hiểu là nguyên tắc: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

2. QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI 

Điều 13 BLTTHS quy định về suy đoán vô tội với những nội dung như:

– Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực của pháp luật.

  • Nguyên tắc này khẳng định Tòa án là chủ thể duy nhất có thẩm quyền phán quyết, xác định một người có tội bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Chừng nào chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người bị buộc tội vẫn được coi là người vô tội.
  • Bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể là bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm. Các cơ quan tố tụng phải đối xử với họ như người không có tội cũng như phải tạo điều kiện để người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa và các quyền tố tụng khác.

– Thứ hai, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục luật định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Quy định này là rõ ràng, dứt khoát ở chỗ khi không đủ căn cứ để buộc tội hoặc khi không thể làm sáng tỏ được căn cứ buộc tội, kết tội thì cơ quan điều tra vụ án hoặc Tòa án xét xử bị cáo phải kết luận bị can, bị cáo không phạm tội.

Tuy nhiên, BLTTHS vẫn còn nhiều điểm bất cập về suy đoán vô tội như:

  • Điều 15 khi quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án vẫn còn quy định thêm trách nhiệm chứng minh tội phạm, trong khi trách nhiệm chứng minh tội phạm không thuộc về nội dung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án mà thuộc về nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội.
  • Về quyền im lặng, BLTTHS vẫn quy định việc xử lý hành vi từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối đối với người bị buộc tội theo quy định tại Điều 466.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định của pháp luật hiện hành, WINLEGAL vừa chia sẻ với các bạn. Bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 05/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *