Khách thể của tội phạm và các loại khách thể của tội phạm

Dựa trên các quy định của Bộ luật hình sự thì mỗi tội phạm sẽ được cấu thành từ 4 yếu tố. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ. Một trong số đó chính là khách thể của tội phạm hay còn được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại. 

1. Khách thể

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào về khách thể là gì, dựa vào đặc điểm cụ thể của khách thể, có thể đưa ra một số định nghĩa để có thể hiểu được khái niệm này.

Theo từ điển tiếng Việt, khách thể là đối tượng chịu sự chi phối và tác động của đối tượng gây ra hành động.

Với góc nhìn của pháp luật, khách thể là những lợi ích về vật chất, tinh thần, hoặc lợi ích cả về vật chất và tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó.

2. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự xác lập, bảo vệ và bị tội phạm xâm hại bằng cách gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Đây là yếu tố bắt buộc của tất cả tội phạm, là một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Song không phải mọi quan hệ xã hội đều là khách thể của tội phạm. Theo khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015, những quan hệ xã hội được ghi nhận là khách thể của tội phạm bao gồm:

– Độc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;

– Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

– Những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

Việc xác định khách thể của tội phạm mang ý nghĩa rất quan trọng trong pháp luật về hình sự bởi đó:

– Là căn cứ để định tội và là căn cứ quan trọng để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.

– Là căn cứ quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội của tội phạm.

– Thông qua khách thể của tội phạm có thể thấy được bản chất giai cấp của Bộ luật hình sự Việt Nam.

3. Các loại khách thể của tội phạm

3.1 Khách thể chung của tội phạm

Khách thể chung của tội phạm là tổng thể những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Thông qua khách thể chung, chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ngoài tội phạm thấy được nhiệm vụ quan trọng của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó trong việc bảo vệ và duy trì trật tự xã hội.

3.2 Khách thể loại của tội phạm

Khách thể loại của tội phạm là một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất, được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. Ý nghĩa của việc xác định khách thể loại của tội phạm nhằm tạo cơ sở để hệ thống hoá các quy phạm của pháp luật phần các tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự thành từng chương, điều này giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về các tội phạm từ đó đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm và tạo cơ sở để áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.

3.3 Khách thể trực tiếp của tội phạm:

Khách thể trực tiếp của tội phạm là loại quan hệ xã hội cụ thể và bị một loại tội phạm cụ thể khác trực tiếp xâm hại. Một tội phạm có thể xâm hại tới nhiều khách thể khác nhau nhưng không phải lúc nào những khách thể đó đều bị coi là khách thể trực tiếp. Một loại khách thể chỉ được coi là khách thể trực tiếp khi đó là quan hệ xã hội mà khi gây thiệt hại, chủ thể thể hiện được bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Muốn xác định được khách thể trực tiếp, ta phải vừa dựa vào điều luật quy định về tội phạm đó xâm phạm đến cái gì, vừa phải dựa vào các chi tiết cấu thành nên tội phạm khác như: động cơ, mục đích, lỗi, các yếu tố khách quan, đặc điểm của chủ thể…

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn về khách thể của tội phạm và các loại khách thể của tội phạm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *