Con rể, con dâu và con nuôi ai được thừa kế tài sản?

Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án nhân dân

Tranh chấp tài sản thừa kế là việc tương đối phổ biến trong tranh chấp dân sự. Đặc biệt nó liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế và có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế nên càng phức tạp, nhạy cảm và nhận được sự quan tâm. Vậy theo quy định của pháp luật, trường hợp người có tài sản chết không để lại di chúc thì ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế ? Liệu rằng con dâu, con rể có được hưởng thừa kế không ? bài viết dưới đây sẽ làm rõ.

Về mặt tình cảm, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, con dâu, con rể đều là con cái trong nhà khi cả hai đã kết hôn hợp pháp và đều có nghĩa vụ chăm nom, nuôi dưỡng bố mẹ hai bên. Nhưng trên phương diện pháp luật, khi cha mẹ của một trong hai bên mất đi, không để lại di chúc mà có tài sản, vậy khi này những ai được xác định là người được hưởng thừa kế hợp pháp theo quy định.

Căn cứ điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật gồm:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:                                                                               

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;                 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;                                                                                   

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, pháp luật hiện nay chỉ cho phép những người sau đây được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật đó là:

– Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cho nên con rể, con dâu sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của bố mẹ vợ hoặc chồng nếu không có tên trong di chúc hợp pháp. Xem ra dù là con hay là khách thì cả con rể và con dâu cũng…chẳng bằng con nuôi. Bên cạnh đó nếu còn nhiều yếu tố phức tạp, độc giả có thể nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ luật sư có thâm niên và kinh nghiệm tại Công ty Luật TNHH WinLegal

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 01 đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: winlegal.vn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *