Sau khi sinh con 6 tháng, nhiều bà mẹ chưa thể hồi phục sức khoẻ dù đã nghỉ hết thời gian thai sản. Pháp luật quy định trong trường hợp những lao động nữa sau sinh con mà quay trở lại làm việc nhưng không đủ điều kiện sức khoẻ có thể được nghỉ thêm để dưỡng sức, phục hồi sau sinh. Vì vậy thông tin cụ thể về chế độ này đã và đang được nhiều lao động nữ quan tâm, trong bài viết này Công ty Luật Winlegal xin được gửi đến quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất về chế độ dưỡng sức sau thai sản cho lao động nữ.
Mục lục
1. KHÁI NIỆM DƯỠNG SỨC SAU SINH
Chế độ dưỡng sức sau sinh là chế độ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội theo đó khi lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định, nhưng sức khỏe chưa phục hồi và không đủ để có thể quay trở lại làm việc thì có thể được nghỉ một số ngày và được chi trả một khoản tiền trong những ngày nghỉ này theo mức đã được quy định.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, việc dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như sau:
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
II. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH:
Điều kiện để hưởng chế độ dưỡng sức sau khi nghỉ thai sản là trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 ngày đến 10 ngày theo quyết định của công ty và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Theo Khoản 1, 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Căn cứ theo quy định trên có thể thấy, trong vòng 30 ngày đầu làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, nếu sức khỏe người lao động chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Tuy nhiên phải đảm bảo là số nghỉ không được vượt qua mức 5 đến 10 ngày tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
III. CÁCH TÍNH MỨC ĐƯỢC HƯỞNG
Ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 01/7/2023 tăng 20,8% so với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).Như vậy, mức lương cơ sở 2023 là 1.490.000 đồng/tháng.
Số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh sẽ được tính theo công thức sau:
Số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh= 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ / số ngày trong tháng
Ví dụ người lao động được nghỉ 6 ngày thì số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh là: 30% (x) 1.490.000 (x) 6 = 4.470.000 đồng.
IV. HỒ SƠ ĐỂ NGHỊ NGHỈ DƯỠNG SỨC
Căn cứ điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động lập.
Như vậy, người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về chế độ nghỉ dưỡng sức cho lao động nữ sau sinh, Luật Winlegal mong rằng những kiển thức này sẽ giúp cho người lao động được hưởng đúng chế độ theo quy định. Mọi nhu cầu hỗ trợ về pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
CHUYÊN VIÊN : HUYỀN VŨ