PHÂN BIỆT LƯƠNG CƠ SỞ VÀ LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng là hai mức lương thường được nhắc đến, nhiều nhất là trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm. Hai mức lương này khác nhau như thế nào? WINLEGAL sẽ trình bày vấn đề này trong bài viết dưới đây.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

– Bộ luật Lao động năm 2019

– Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

– Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

– Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

– Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

I. Lương cơ sở

1. Định nghĩa mức lương cơ sở

Theo điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này của cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang.

2. Nguyên tắc áp dụng

Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này

3. Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở

  • Cán bộ công chức từ Trung ương đến Cấp xã; 
  • Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; 
  • Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Lưu ý: Một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng:
  • Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP
  • Người làm việc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
  • Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

4. Chu kỳ thay đổi mức lương cơ sở

Không có chu kỳ thay đổi nhất định. Bởi mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

II. Mức lương tối thiểu vùng

1. Định nghĩa về mức lương tối thiểu vùng

Theo điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019, đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. 

Trong đó mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo công việc đơn giản nhất;
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề

2. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó.

  • Nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó.
  • Nếu doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mới thành lập từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  • Nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới.

3. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

– Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

  • Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP .

4. Chu kỳ thay đổi mức lương tối thiểu vùng

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này của mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

III. Các mức lương hiện nay

1. Mức lương cơ sở

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP) kể từ ngày 01/07/2023.

2. Mức lương tối thiểu vùng

Theo điều 3 nghị định Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng. Quý độc giả có thắc mắc vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo Ly

Ngày xuất bản: 09/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *