Tình trạng bạo lực gia đình vẫn luôn hàng ngày diễn ra. Nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ nhỏ. Vậy khi bị bạo lực gia đình cần làm gì để bảo vệ mình.
Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ đưa ra những giải pháp cho vấn đề trên theo quy định của pháp luật.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022
2. Bạo lực gia đình là gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
3. Thế nào là hành vi bạo lực gia đình
Điều 3 Luật phòng, chống bạo lưc gia đình 2022 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
4. Cần làm gì khi bị bạo lực gia đình
– Khi bị bạo lực gia đình thì cần phải báo tin ngày cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ và bảo vệ. Theo điều 19 luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì người dân có thể báo tin cho các cơ quan sau:
+Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
+ Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
– Báo tin qua các hình thức
+Gọi điện, nhắn tin;
+ Gửi đơn, thư;
+ Trực tiếp báo tin.
– Khi báo tin về việc bị bạo lực gia đình thì người bị bạo lực gia sẽ được các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ và bảo vệ bằng các biện pháp sau:
+ Buộc người có hành vi bạo lực chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
+ Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Cấm tiếp xúc;
+ Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
+ Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
+ Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
+ Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
+ Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
Trên đây là tư vấn về của công ty luật Winlegal về vấn đề cần làm gì khi bị bạo lực gia để bảo vệ mình. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My