Các biện pháp tư pháp

  • Biện pháp tư pháp là gì?

Khi nghiên cứu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Biện pháp tư pháp là biện pháp có tính cưỡng chế do Bộ luật hình sự quy định, được áp dụng đối với người phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự. Biện pháp tư pháp có tác dụng hỗ trợ thay thế hình phạt hoặc là biện pháp có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể tiếp tục xảy ra.” 

Theo đó, biện pháp tư pháp có 03 đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện các biện pháp tư pháp là Cơ quan tiến hành tố tụng. Các biện pháp tư pháp là các biện pháp có tính cưỡng chế nên chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền áp dụng mà không phải bất kì cơ quan, cá nhân, tổ chức nào có thể tùy tiện áp dụng.

Thứ hai, đối tượng áp dụng gồm người phạm tội, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.

Thứ ba, mục đích của các biện pháp tư pháp là hỗ trợ thay thế hình phạt hoặc là biện pháp có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể tiếp tục xảy ra. Ngoài ra các biện pháp tư pháp còn có mục đích giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội. 

Điều 46 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định dưới dạng liệt kê các biện pháp tư pháp, trong đó có 03 biện pháp tư pháp đối với người phạm tội và 04 biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 46, Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

– Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

– Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

– Bắt buộc chữa bệnh.

Khoản 2 Điều 46,. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

– Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

– Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

– Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

– Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

  • Ý nghĩa của việc quy định các biện pháp tư pháp trong luật hình sự 

Thứ nhất, biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội có khả năng tác động hỗ trợ cho hình phạt và trong nhiều trường hợp còn có thể thay thế hình phạt để giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội và phòng ngừa tội phạm;

Thứ hai, đối với những trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, hoặc người trước khi bị kết án hoặc trong khi chấp hành hình phạt mà mất năng lực đó do mắc bệnh thì việc áp dụng biện pháp tư pháp như bắt buộc chữa bệnh có vai trò điều trị cho người bị áp dụng, tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập xã hội của họ. Như vậy, biện pháp tư pháp không chỉ mang tính nhân đạo mà còn là biện pháp phòng ngừa hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Thứ ba, việc quy định song song hai hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự (hình phạt và biện pháp tư pháp) trong luật hình sự Việt Nam còn thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách triệt để, qua đó chỉ rõ, hình phạt không phải là phương tiện duy nhất trong phòng, chống tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải biết vận dụng, áp dụng đồng bộ cả hai biện pháp này thì khả năng phòng ngừa tội phạm mới có hiệu quả.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn quy định về các biện pháp tư pháp mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *