NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TẠI VIỆT NAM DƯỚI HÌNH THỨC NÀO

 Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là một trong nhiều hình thức đầu tư chủ yếu vào Việt Nam hiện nay. Việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn phương án đầu tư gián tiếp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Vậy đầu tư gián tiếp là hình thức như thế nào? Hãy cùng WinLegal tìm hiểu về vấn đề này nhé.

  1. Đầu tư bao gồm những hình thức nào ?

Điều 21 Luật đầu tư 2020 quy định về các hình thức đầu tư bao gồm:

–  Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

– Thực hiện dự án đầu tư

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

–  Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu thuộc các trường hợp sau đây:

(1) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

(2) Có tổ chức kinh tế quy định tại mục (1) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

(3) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại mục (1) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Nếu không thuộc trường hợp trên thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

  1. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp tại Việt Nam như thế nào ?

2.1. Nguyên tắc khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư cần đảm bảo các nguyên tắc tại Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-NHNN, cụ thể như sau:

– Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 (một) ngân hàng được phép.

– Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 5 của Thông tư 05/2014/TT-NHNN, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 05/2014/TT-NHNN, các quy định của pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, các quy định hiện hành của pháp Luật liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

– Số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2.2. Hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2019/TT-NHNN về hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

“Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây:

  1. Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
  2. Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
  3. Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  4. Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
  5. Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  6. Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  7. Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, các hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

– Góp vốn hoặc mua cổ phần/ phần vốn góp tại doanh nghiệp (không là FDI chưa niêm yết), doanh nghiệp niêm yết (không cần biết tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu).

– Góp vốn hoặc chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

– Mua bán trái phiếu/ chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, hoặc giấy tờ có giá VNĐ do tổ chức Việt Nam phát hành.

– Ủy thác đầu tư bằng VNĐ (thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

*Lưu ý: Đối với nhà đầu tư nước ngoài không cư trú phải mở tài khoản vốn Đầu tư gián tiếp (IICA) và thực hiện theo Thông tư 05/2014/TT-NHNN

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, khác với hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều này không chỉ tạo ra nguồn vốn dồi dào mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, mang lại nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

Quý Khách hàng, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, tư vấn và giải đáp thắc mắc xin liên hệ:

——————————————–

WINLEGAL – TÍN NHIỆM CÙNG THÀNH CÔNG

Hotline: 0246.29.33.222

Website: https://winlegal.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *