BẢO VỆ QUYỀN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CHẾ ĐỊNH LY HÔN

Nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ là nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ 2014. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về bảo vệ quyền người phụ nữ trong chế định ly hôn trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1. LY HÔN LÀ GÌ?

  • Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

2. BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CHẾ ĐỊNH LY HÔN

2.1. Trong quy định về quyền yêu cầu ly hôn

  • Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Quy định này thể hiện sự tự do ý chí của vợ, chồng khi ly hôn. 
  • Áp vào thực tiễn Việt Nam hiện nay khi tình trạng bạo lực gia đình ngày càng phổ biến và nghiêm trọng mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ thì điều luật đã bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. 
  • Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Pháp luật hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng nhằm bảo vệ quyền phụ nữ, quyền của bà mẹ, giúp đỡ bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý.

2.2. Trong quy định về căn cứ ly hôn

  • Điều 56 Luật HN&GĐ quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
  • Như vậy, Luật HN&GĐ 2014 quy định rõ “bạo lực gia đình” là cơ sở để xác định tình trạng quan hệ vợ chồng, căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn nhằm góp phần giải phóng phụ nữ khỏi cuộc sống hôn nhân đầy bạo lực. 

2.3. Trong quy định về chia tài sản khi ly hôn

  • Trường hợp vợ chồng chọn chế độ chia tài sản theo Luật định thì áp dụng các quy tắc chia tài sản tại Điều 59, trong đó phải tính đến yếu tố “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”
  • Thực tế cho thấy, do định kiến giới và phân công lao động theo giới nên người vợ phải dành nhiều thời gian lao động trong gia đình, công sức đóng góp vào tài sản chung là không nhiều; khi ly hôn nếu chỉ xét công sức đóng góp vào khối tài sản chung đó thì họ sẽ bị thiệt thòi rất lớn.

Trên đây là nội dung về nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ trong chế định ly hôn, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *