Vấn đề hoạch toán về chi phí thành lập doanh nghiệp là một vấn đề rất nhiều cá nhân, tổ chức khi bắt đầu thành lập công ty chú ý. Vậy Hạch toán là gì? Tất tần tật chi phí hạch toán ra sao? Thông qua bài viết dưới đây, WINLEGAL muốn truyền tải tới độc giả những thắc mắc vô hình đó.
Mục lục
1. Hạch toán là gì?
Hạch toán là hệ thống điều tra quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các quá trình kinh tế với mục đích quản lý các quá trình đó ngày càng chặt chẽ hơn.
Quản lý các hoạt động kinh tế là nhu cầu không thể thiếu phát sinh trong xã hội. Do đó, đòi hỏi con người phải thực hiện đồng thời bốn quá trình: quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép để có thể tập hợp thông tin để phục vụ cho mục đích quản lý tốt các hoạt động kinh tế.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập công ty và những thắc mắc vô hình
2. Chi phí thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Các công ty cần phải hạch toán chi phí thành lập để có thống kê số liệu về các khoản tiền đã chi ra cùng với đó là được trừ thuế theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC có các quy định những chi phí dưới đây không phải là tài sản cố định vô hình mà sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều nhất 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí đào tạo nhân viên
- Chi phí quảng cáo trước khi thành lập doanh nghiệp
- Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu
- Chi phí chuyển dịch địa điểm
- Chi phí mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, giấy chuyển giao công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế kinh doanh
Theo khoản 1, Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định rõ trừ những trường hợp được nêu tại khoản 2 doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng điều kiện sau:
- Các khoản chi phí này phát sinh thực tế có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi phí này có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.
Tại Khoản 12, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối với các khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư được thực hiện bởi các tổ chức cá nhân do các sáng lập viên ủy quyền, có văn bản ủy quyền hợp lệ thì được quy định như sau. Các khoản chi phí này sẽ được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Nếu không giấy tờ hợp pháp doanh nghiệp không được kê khai những chi phí đó vào chi phí được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được hạch toán vào chi phí được trừ khác khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.
3. Chi phí thành lập doanh nghiệp hạch toán vào đâu?
Hạch toán chi phí cho doanh nghiệp mới thành lập sẽ được quy vào các mục sau
Chi phí cho thủ tục thành lập, chi phí cho quá trình đào tạo, chi phí quảng cáo phát sinh, hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp.
Nợ TK 242, 142
Nợ TK 133
Có TK 111, 112
Định kỳ phân bổ chi phí
Nợ TK 642
Có TK 242, 142
Trong đó Tài khoản 242 – Chi phí trả trước; Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn; Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; Tài khoản 111 – Tiền mặt; Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng; Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hạch toán chi phí thành lập liên quan rất nhiều tới nghiệp vụ của kế toán để có thể thực hiện cho đúng với các khoản chi phí cũng như các quy định nhà nước cho phép. Nếu công ty bạn mới thành lập và chưa có một đội ngũ kế toán lành nghề có thể hạch toán thì hãy để WINLEGAL thay bạn thực hiện công việc này. Mọi thắc mắc chưa có lời giải đáp, mọi thủ tục pháp lý cần được giải quyết thì hãy liên lạc với chúng tôi. Trân trọng!
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn