Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Căn cứ pháp lý:

I. Khái niệm

Sản xuất hàng cấm là hành vi bằng thủ công hoặc công nghệ làm ra các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Buôn bán hàng cấn là hành vi mua đi bán lại các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam dưới bất kì hình thức nào nhằm thu lời bất chính.

Có mấy loại trách nhiệm pháp lý theo QĐ 2022?

II. Cấu thành tội phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

1. Mặt khách quan

Đối với tội sản xuất hàng cấm: có hành vi làm ra các sản phẩm vật chất để đưa vào lưu thông trên thị trường nhưng thuộc đối tượng bị Nhà nước cấm thông qua các phương tiện kỹ thuật, công cụ thô sơ…và kết hợp với kỹ thuật hiện đại hoặc phương pháp thủ công đơn giản.

Đối với tội buôn bán hàng cấm: có hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để trao đổi giữa bên mua và bên bán. Bên bán nhận được một khoản tiền, tài sản hoặc giấy tờ có giá trị khác. Còn bên mua nhận hàng cấm hoặc ngược lại để thu lợi bất chính.

Tuy nhiên, những hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả thuộc một trong những trường hợp sau:

– Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kg trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên;

– Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg trở lên;

– Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên;

– Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên;

– Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định nêu trên này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm, thấy trước được hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.

Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động sản xuất, buôn bán hàng cấm đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng…

3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.

Chủ thể của tội này còn là pháp nhân được thành lập hợp pháp. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, cụ thể xâm phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường.

4. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng cấm.

-Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể là:

+Pháo nổ các loại

+Các loại đồ chơi nguy hiểm

+Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất

+Dịch vụ môi giới hôn nhân

+Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục mà Chính phủ quy định.

Vi phạm hình sự là gì? Phân biệt vi phạm hình sự với vi phạm khác

III. Khung hình phạt

1. Đối với cá nhân phạm tội, bao gồm 03 khung hình phạt chính

– Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

– Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

– Khung 3: Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm

– Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm 04 khung hình phạt chính 

– Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

– Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng

– Khung 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

– Khung 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

– Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn tội sản xuất, buôn bán hàng cấm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 14/12/2023  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *