Tội lừa dối khách hàng

Căn cứ pháp lý:

I. Tội lừa dối khách hàng là gì?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể hiểu lừa dối khách hàng là việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán để thu lợi bất chính.

Luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên là gì? - Luật Tường & Cộng Sự

II. Cấu thành tội phạm tội lừa dối khách hàng

1. Mặt khách quan

Để thực hiện thủ đoạn gian dối, người phạm tội có thể thực hiện một trong các hành vi như: Cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc có những hành vi khác lừa dối khách hàng.

Nhà làm luật liệt kê một số hành vi điển hình trong việc mua, bán như: Cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng. Tuy nhiên, để bảo đảm không lọt tội, nhà làm luật quy định có tính chất mở “hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác”, nhưng thủ đoạn bao giờ cũng được thể hiện bằng một hành vi cụ thể, nên ngoài những hành vi đặc trưng đã được liệt kê, người phạm tội lừa dối khách hàng có thể có những hành vi khác.

Có ý kiến cho rằng, để phân biệt với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phải căn cứ vào mối quan hệ giữa người phạm tội với bị thiệt hại. Nếu người bị thiệt hại là khách hàng, thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa dối khách hàng. Như vậy, có thể suy ra, nếu người bị thiệt hại không phải là khách hàng thì hành vi gian dối là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng trên thực tế lại không phải như vậy, mà có những trường hợp rõ ràng người mua là khách hàng của người bán, nhưng hành vi gian dối của người bán vẫn là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải là hành vi lừa dối khách hàng. Ví dụ: Một người đem mật gấu giả ra chợ bán và nói dối là đó là mật gấu thật, để lừa người mua. Trong trường hợp này người mua mật gấu giả là khách hàng của người bán, nhưng hành vi của người bán mật gấu giả không phải là hành vi lừa dối khách hàng mà là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, dấu hiệu khách hàng không phải là dấu hiệu để phân biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lừa dối khách hàng.

Vậy, dấu hiệu để phân biệt giữa hai tội này là gì ? Đây là vẫn đề không đơn giản. Nếu nhà làm luật không quy định “hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác” thì có thể căn cứ vào hành vi khách quan như: Cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng. Ngoài những hành vi này, nếu người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối khác là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng vì nhà làm luật quy định ngoài những hành vi đã liệt kê còn quy định thủ đoạn gian dối khác, nên việc tìm ra dấu hiệu để phân biệt giữa tội lừa đảo với tội lừa dối khách hàng thật không đơn giản.

Hậu quả của hành vi lừa dối khách hàng là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Hậu quả trực tiếp của hành vi lừa dối khách hàng  là gây thiệt hại vật chất cho khách hàng, làm cho khách hàng mất di một phần số lượng hàng hoá hoặc hàng hoá không bảo đảm chất lượng.

Đối với tội lừa dối khách hàng, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội phải là người người đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội lừa dối khách hàng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới bị coi là phạm tội lừa dối khách hàng.

2. Mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi lừa dối khách hàng là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi của mình là gây thiệt hại cho khách hàng, những vẫn thực hiện.

Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội lừa dối khách hàng bao giờ cũng vì động cơ tư lợi.

3. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong việc mua bán. Bất cứ trong một nền kinh tế nào thì việc mua bán phải bảo đảm tính trung thực, chống việc ăn bớt, cân điêu, mua đầy bán vơi… Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, hàng hoá, vật phẩm được đưa vào quá trình mua bán trao đổi.

4. Chủ thể của tội phạm 

Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng cũng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người tham gia vào quá trình mua bán (thường là người bán) mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Các điều kiện khác về chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với các tội phạm khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này trong bất cứ trường hợp nào, vì cả hai khoản của Điều 162 Bộ luật hình sự không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội lừa dối khách hàng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới bị coi là phạm tội lừa dối khách hàng.

Luật sư tư vấn pháp luật kinh tế tại Hóc Môn | LUẬT PHƯƠNG NAM

III. Mức phạt đối với tội lừa dối khách hàng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người có hành vi lừa dối khách hàng nếu đủ các yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng theo quy định trên thì người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phải chịu mức án đến 5 năm tù tuỳ tính chất và mức độ hành vi phạm tội, cụ thể:

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trường hợp hành vi lừa dối khách hàng chưa đủ yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn tội lừa dối khách hàng mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 14/12/2023  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *