Nghị định 25/2020/NĐ-CP và Nghị định 30/2015-NĐ-CP được đưa ra nhằm quy định về việc lựa chọn Nhà đầu tư theo Luật Đấu Thầu. Tuy nhiên, cả hai nghị định này đều có những thay đổi khác nhau mà không ít chủ doanh nghiệp nắm rõ. Trong bài viết này, Luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ những thay đổi của Nghị định 25/2020/NĐ-CP và Nghị định 30/2015-NĐ-CP trong việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Căn cứ pháp lý
– Luật Đầu tư số 21/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
– Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
– Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
– Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu
– Lựa chọn nhà đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư để lựa chọn ra tổ chức, cá nhân có đủ năng lực (tài chính, nhân lực), kinh nghiệm trở thành nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư do nhà nước đề xuất, đặc biệt là những dự án đầu tư có sử dụng đất.
– Theo quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 29 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, có ba hình thức lựa chọn nhà đầu tư:
+ Đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
+ Chấp thuận nhà đầu tư.
– Đối với lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, đây là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia trở thành nhà nhà đầu tư thực hiện dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân trúng đấu thầu để thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu và triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đấu tư
Tại sao phải lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu?
– Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu được thực hiện đối với trường hợp dự án đầu tư thuộc trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về xã hội hóa, pháp luật chuyên ngành và không đáp ứng điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
– Theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013, có 8 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:
+ Đấu thầu rộng rãi
+ Đấu thầu hạn chế
+ Chỉ định thầu
+ Chào hàng cạnh tranh
+ Mua sắm trực tiếp
+ Tự thực hiện
+ Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
+ Tham gia thực hiện của cộng đồng
Tùy từng trường hợp hoặc từng dự án cụ thể mà chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp. Trên thực tế, hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng phổ biến là đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu.
Hiện nay trong xã hội có rất nhiều tổ chức được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực các xây dựng, kỹ thuật, công nghệ cao, … mỗi tổ chức lại có năng lực, kinh nghiệm và chất lượng riêng biệt cho nên việc tổ chức đấu thầu cũng nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tham gia đấu thầu nhằm lựa chọn ra nhà đầu tư phù hợp nhất để thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hồ sơ dự thầu dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: Kinh nghiệm cụ thể trong thực hiện hợp đồng xây dựng; năng lực tài chính; nhân công; năng lực về kỹ thuật; lịch sử không hoàn thành hợp đồng; kiện tụng; … cuối cùng lựa chọn ra nhà đầu tư bảo đảm đáp ứng được các tiêu chí mà dự án đầu tư yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm: Hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
So sánh sự thay đổi giữa Nghị định 25 và Nghị định 30 về lựa chọn Nhà đầu tư theo Luật Đấu Thầu
Nghị định 30/2015/NĐ-CP | Nghị định 25/2020/NĐ-CP | |
Giống nhau | Quy định quy trình, nội dung, hình thức và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu | |
Khác nhau | ||
Phạm vi áp dụng | – Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
– Dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao |
Bổ sung thêm Dự án không thuộc dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng khu đất nhưng phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa |
Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư | – Thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng tối đa là 120 ngày kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư
– Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 320 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu |
– Bổ sung thêm quy định về Thời gian tối thiểu để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đối với dự án đầu tư có sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày danh mục dự án được đăng tải
– Bỏ quy định về thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng – Bỏ quy định về Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất |
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP | Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước đối với Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công | Bổ sung dự án nhóm B (điểm c khoản 2 Điều 9) |
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có sử dụng đất | Không có quy định cụ thể về hình thức này | Bổ sung thêm quy định mới về hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có sử dụng đất (Điều 10 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)
Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu |
Lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa | Không có quy định cụ thể | Bổ sung thêm quy định mới về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa (Điều 16 Nghị định 25/2020/NĐ-CP)
|
Chuẩn bị, nộp và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư | Không có quy định cụ thể | Quy định mới
Quy định hồ sơ, phương thức nộp hồ sơ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư |
Nội dung và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư | Xác định rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu, trong nước hoặc quốc tế theo quy định.
Đối với dự án PPP nhóm C, dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, trường hợp không áp dụng sơ tuyển, hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước, trừ trường hợp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định 30 |
Xác định rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại:
Điều 20 Luật Đấu thầu – đấu thầu rộng rãi Điều 22 Luật Đấu thầu – chỉ định thầu Điều 26 Luật Đấu thầu – lựa chọn nhà đầu trong trường hợp đặc biệt Điều 9 Nghị định 25 – lựa chọn Nhà đầu tư với dự án PPP Điều 10 Nghị định 25 – dự án đầu tư có sử dụng đất |
Có thể nói Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là một hình thức ưu việt khi vừa đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tham gia đấu thầu, vừa có cơ hội lựa chọn được nhà đầu tư tốt nhất đáp ứng được các tiêu chí của dự án đầu tư. Ngoài việc kế thừa những quy định về lựa chọn nhà đầu tư theo Luật đấu thầu trong Nghị định 30/2015/NĐ-CP, Nghị định 25/2020/NĐ-CP được ban hành cũng đã có sự đổi mới trong việc bãi bỏ những quy định cũ không còn phù hợp và có thêm một số quy định mới chi tiết và phù hợp với thực tiễn.
Quý doanh nghiệp, quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, giải đáp, tư vấn trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các vẫn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline của Winlegal: 0246.29.33.222