PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU, QUYỀN TÁC GIẢ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đều là đối tượng của Quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, hai quyền này đều được điều chỉnh bởi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Luật SHTT). Vậy sự khác biệt giữa nhãn hiệu, quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
  • Nghị định số 22/2018/NĐ-CP.

1. KHÁI NIỆM

  • Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

  • Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”

  • Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”.

2. PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU, QUYỀN TÁC GIẢ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Để phân biệt nhãn hiệu, quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp WINLEGAL xin cung cấp đến bạn đọc 08 tiêu chí cơ bản.

Tiêu chí Nhãn hiệu Quyền tác giả Kiểu dáng công nghiệp
1. Bản chất Là dấu hiệu có thể nhìn thấy được và có khả năng phân biệt, dưới dạng từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ, ảnh, hình dạng, màu sắc, biểu trưng, nhãn hàng hoặc sự kết hợp của một hoặc nhiều các dấu hiệu này. Là quyền độc quyền ngăn chặn người khác làm bản sao tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học do tác giả sáng tạo, cũng như bao gồm cả quyền kiểm soát khả năng tác phẩm này bị công bố, cắt, ghép, trích dẫn, truyền đạt, biểu diễn hoặc biến đổi mà không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Là các yếu tố trang trí hoặc thẩm mỹ của sản phẩm, có thể bao gồm các đặc điểm hai chiều như hình ảnh, ảnh chụp, hình vẽ… dựa trên đường nét và màu sắc (được tạo thành bởi hình dạng bên ngoài của sản phẩm).
2. Đối tượng được bảo hộ  Bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu tượng nào có thể chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm. Các tác phẩm thuộc quyền tác giả như tác phẩm viết, tác phẩm báo chí….

=>Bảo hộ qua việc được định hình dưới một hình thức nhất định mà không quan tâm đến nội dung.

(Điều 14 Luật SHTT)

Chú trọng đến tính thẩm mỹ nghệ thuật.

=>Bảo hộ nội dung của những thiết kế mang tính thẩm mỹ bên ngoài của sản phẩm.

3. Điều kiện cơ bản để được bảo hộ Khả năng phân biệt – Tính nguyên gốc

– Tính sáng tạo

– Do chính tác giả trực tiếp sáng tạo.

– Tính mới

– Tính sáng tạo

– Có khả năng áp dụng công nghiệp

(Điều 63 Luật SHTT)

4. Đối tượng bị loại trừ bảo hộ – Dấu hiệu bị loại trừ theo Điều 73 Luật SHTT liên quan đến chính trị, tôn giáo…

– Dấu hiệu đơn giản, không có khả năng phân biệt.

– Dấu hiệu mang tính mô tả chất lượng, nguồn gốc, đặc tính…của sản phẩm/dịch vụ. 

(khoản 2 Điều 74 Luật SHTT)

– Ý tưởng sáng tạo không được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nào.

– Các đối tượng thuộc Điều 15 Luật SHTT: Tin tức thời sự, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

– Dấu hiệu bị loại trừ theo Điều 64 Luật SHTT: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có, hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
5. Căn cứ phát sinh quyền – Đăng ký hoặc sử dụng thực tế trong thương mại.

– Cần văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ.

– Phát sinh tự động khi tác phẩm được định hình dưới dạng một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

– Không cần văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp bởi Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

– Phát sinh khi được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

– Cần văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ.

6. Thời gian bảo hộ Bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và không giới hạn số lần gia hạn. 

(khoản 6 Điều 93 Luật SHTT)

– Quyền nhân thân được bảo hộ vĩnh viễn. 

– Quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.

(Điều 27 Luật SHTT)

Bảo hộ trong vòng 5 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn 2 lần, mỗi lần 5 năm.

(khoản 4 Điều 93 Luật SHTT)

7. Nội dung quyền  Quyền tài sản Quyền nhân thân, quyền tài sản

(Điều 18 Luật SHTT)

Quyền tài sản, quyền tác giả.
8. Thẩm định Thẩm định hình thức, nội dung Thẩm định hình thức Thẩm định hình thức, nội dung

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản về nhãn hiệu, quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp mà WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi nhu cầu hỗ trợ về pháp lý xin liên hệ:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *