MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG

Việc vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng mà học sẽ được miễn trong một số trường hợp.

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ đi làm rõ các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng. 

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật thương mại 2005

2.Khái niệm vi phạm hợp đồng

– Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật thương mại 2005 (Khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005)

-Từ định nghĩa này viện dẫn ba căn cứ để xác định một hành vi là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

+Thứ nhất, một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình. 

+Thứ hai, một bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

+Thứ hai, việc vi phạm là do không thực hiện đúng nghĩa vụ. Trường hợp này, bên có hành vi vi phạm đã chuẩn bị các điều kiện và thực hiện công việc mà mình đã cam kết, tuy nhiên, việc thực hiện lại không phù hợp với thỏa thuận mà các bên đã thiết lập trước đó. 

3.Thế nào là miễn trách nhiệm

Miễn trách nhiệm là việc không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm mà đáng lẽ họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

4.Các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng

4.1 Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do các bên đã thỏa thuận

Các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại, bởi pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng. Nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. 

4.2 Xảy ra sự kiện bất khả kháng

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, tức là hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm. 

Tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng như sau:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Theo đó, để được xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:

    Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng.

     Thứ hai, là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được. Những sự kiện như thiên tai, bão lũ, động đất, chiến tranh…là những sự kiện con người không thể biết trước được

Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. 

Để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng thõa mãn 3 điều kiện vừa nêu trên.

Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ. Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

– 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng

-08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày.

4.3 Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

Trong mọi trường hợp khi người vi phạm muốn được miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ thì họ phải chứng minh rằng mình không có lỗi. Để người vi phạm nghĩa vụ đạt được mục đích này thì họ phải chứng minh được rằng nghĩa vụ không được thực hiện do những yếu tố khách quan không phụ thuộc họ gây ra.

4.4 Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

“Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 bao gồm các loại văn bản hành chính nói chung, như quyết định cá biệt, các nghị quyết cá biệt, hay công văn, thông báo…

Do nhiều yếu tố tác động khiến cơ quan nhà nước phải ra những quyết định có thể đưa tới sự vi phạm hợp đồng của các bên tham gia. Như vậy, khi một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà khi giao kết hợp đồng các bên không thể biết trước được dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hợp đồng. 

         Để được miễn trách nhiệm thì:

 Thứ nhất Quyết định của cơ quan nhà nước  phải tác động một cách trực tiếp vào khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì mới có thể được miễn trách nhiệm.

Thứ hai  hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng; nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm. 

Lưu ý: Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Trên đây là toàn bộ thông tin các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *