Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với khái niệm làm thêm giờ vì đây là khái niệm xuất hiện nhiều trong đời sống công việc. Tuy nhiên sẽ ít người biết đến khái niệm làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt. Trong phạm vi bài viết này, Công luật Winlegal sẽ làm rõ làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2. Làm thêm giờ là gì?
Theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.”
Như vậy, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc bình thường được pháp luật quy định, quy định tại thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động
3. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Hiện nay, theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định cụ thể như sau:
“Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ mà người lao động không được từ chối trong những trường hợp:
– Trường hợp 1: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật
Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là nghĩa vụ, là trách nhiệm của toàn bộ công dân Việt Nam. Người lao động dù được yêu cầu phải làm thêm giờ không giới hạn thời gian cũng không được phép từ chối làm thêm.
– Trường hợp 2: Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Đây là những trường hợp cấp thiết có ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng con người do đó ưu tiên hàng đầu là cần cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng. Vậy nên người lao động sẽ không được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp này.
Lưu ý: Trong thời gian làm thêm giờ, người lao động vẫn làm đúng công việc của mình trong hợp đồng lao động nếu người sử dụng lao động không có thông báo chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng do trường hợp bất khả kháng mà người sử dụng lao động không thể tự mình khắc phục được.
3. Xử phạt hành vi để người lao động làm quá mức quy định về thời gian làm thêm giờ
Dù người lao động không được từ chối làm thêm giờ trong trong hai trường hợp trên. Nhưng họ vẫn được bảo đảm mức thời gian làm thêm giờ. Nếu doanh nghiệp để người lao động làm thêm giờ quá thời gian quy định sẽ bị xử phạt.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì khi có một trong những hành vi sau doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
Đối với doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật trừ trường hợp được nêu tại mục 2 thì sẽ bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây:
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Trên đây là những giải đáp về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My