Đối chất là một biện pháp thu thập chứng cứ (BPTTCC) rất quan trọng được tiến hành nhằm hóa giải các xung đột giữa các lời khai và tài liệu đang có trong hồ sơ. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về hoạt động đối chất trong TTDS trong bài viết dưới đây.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Mục lục
1. ĐỐI CHẤT LÀ GÌ?
Đối chất trong TTDS là BPTTCC do Tòa án thực hiện dưới hình thức cho hai hay nhiều người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự cùng một lúc tham gia tranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người tiến hành tố tụng nhằm làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ.
2. QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI CHẤT
“Điều 100. Đối chất
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất”.
– Thứ nhất, về điều kiện đối chất
- Việc đối chất được thực hiện theo yêu cầu của đương sự (ĐS) hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các ĐS, người làm chứng thì Tòa án có thể tự mình chủ động cho tiến hành đối chất dù ĐS không có yêu cầu.
- Được coi là “mâu thuẫn” nếu giữa những lời khai có thông tin trái ngược nhau, phủ định lẫn nhau. Thẩm phán có thể cho đối chất giữa các ĐS với nhau, giữa ĐS với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau để từ đó làm chứng cứ, bằng chứng và phát hiện ra các tình tiết mâu thuẫn trong việc đối chất.
– Thứ hai, về chủ thể thực hiện hoạt động đối chất
- BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền thực hiện hoạt động đối chất thuộc về Thẩm phán.
- Thư ký Tòa án tham gia với vai trò giúp đỡ Thẩm phán trong việc ghi biên bản đối chất. Biên bản đối chất phải có chữ ký của người tham gia đối chất.
- Thẩm phán tiến hành đối chất, Thư ký Tòa án ghi biên bản đối chất và đóng dấu của Tòa án
- Như vậy, quy định về biện pháp đối chất, nhà làm luật đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán phải chủ động nghiên cứu kỹ hồ sơ, phát hiện chính xác tình tiết khách quan, loại bỏ những nhầm lẫn trong TTCC, từ đó xác định tính đúng đắn sự thật khách quan của vụ án.
- Thông thường, qua đối chất, những lời khai gian dối, khai chưa đúng sự thật hoặc sai do nhầm lẫn về nhận thức sẽ được nhận diện.
Trên đây là những nội dung cần thiết về hoạt động đối chất trong TTDS, WINLEGAL chia sẻ đến bạn đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Minh Trang
Ngày xuất bản: 16/10/2023