BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Thực tế có nhiều trường hợp, các bên đã thỏa thuận thống nhất nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện nhưng sau đó đã có bên tìm nhiều lý do nhau để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó để đảm bảo các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của thì các bên đã áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Vậy những biện pháp đảm bảo đó là gì?

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định số 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

2. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là gì?

Biện pháp bảo đảm là những cách thức, giải pháp nhằm hỗ trợ, khẳng định, bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thỏa thuận một cách chắc chắn. Biện pháp bảo đảm đi liền, không tách rời với nghĩa vụ chính trong hợp đồng, giao dịch chính. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết, thì bên có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.

3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

– Cầm cố tài sản;

– Thế chấp tài sản;

Đặt cọc;

– Ký cược;

– Ký quỹ;

– Bảo lưu quyền sở hữu;

– Bảo lãnh;

– Tín chấp;

Cầm giữ tài sản.

4. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

Theo quy định điều 293 bộ luật dân sự 2015 thì phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm sẽ là:

–  Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

–  Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

– Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Theo điều 295 bộ luật dân sự 2015 thì tài sản bảo đảm được quy định như sau:

– Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Việc quy định như vậy để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ của bên bảo đảm. Tránh trường hợp tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba thì bên bảo đảm sẽ trốn tránh nghĩa vụ của mình và có thể xảy ra tranh chấp với bên thứ ba.

– Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.Việc tài sản bảo đảm phải xác định được để tránh việc gây khó khăn cho việc sau này xử lý tài sản đảm bảo khi bên bảo đảm ko thực hiện nghĩa vụ của mình.

–  Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai

– Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Lưu ý:  Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

6. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thực hiện biện pháp bảo đảm

Điều 4 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định việc áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:

– Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.

Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

– Trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định số 21/2021/NĐ-CP mà phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

– Trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác thì áp dụng quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản.

– Trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận này.

Trên đây là những giải đáp về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *