Hình thức tố tụng hình sự là như thế nào? Gồm mấy giai đoạn? Những lưu ý khi tìm hiểu về nguyên tắc trong tố tụng của Bộ Luật hình sự.
Mục lục
1. Khái niệm tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nuớc khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
có mục đích phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Mục đích bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Những mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng hình sự là các mối quan hệ giữa: Cơ quan và người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh.
Trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng như của người tham gia tố tụng.(Xem thêm: Quy trình tổ chức bán đấu giá tài sản diễn ra như thế nào? )
2. Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
2.1 Các nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự
Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng được quy định từ Điều 7 đến Điều 33 BLTTHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cụ thể, gồm các nguyên tắc sau:
Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự (Điều 7)
Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8)
Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9)
Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10)
Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân (Điều 11)
Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12)
Suy đoán vô tội (Điều 13)
Không ai bị kết tội hai lần vì một tội phạm (Điều 14)
Xác định sự thật của vụ án (Điều 15)
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16)
Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 17)
Trách nhiệm khởi tố và xử lí vụ án hình sự (Điều 18)
Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (Điều 19)
Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng (Điều 20)
Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng (Điều 21)
Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 22)
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 23)
Tòa án xét xử tập thể (Điều 24)
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 25)
Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26)
Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm (Điều 27)
Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án (Điều 28)
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự (Điều 29)
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 30)
Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 31)
Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32)
Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự (Điều 33)
Theo đó, có thể phân loại các nguyên tắc kể trên theo các nhóm sau đây:
– Nhóm các nguyên tắc có nội dung liên quan đến yêu cầu về bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
– Nhóm các nguyên tắc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và quyền của bị can, bị cáo nói riêng trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự.(Xem thêm: Quy trình ngân hàng thu hồi nợ thông qua hình thức đấu giá tài sản )
– Nhóm các nguyên tắc về tính chất của hoạt động tố tụng hình sự
– Nhóm các nguyên tắc về sự tham gia của nhân dân và sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước khác đối với hoạt động tố tụng hình sự
Nhìn vào con số của danh mục các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam được phân loại trên đây có thể nêu một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, các nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam chứa đựng những tư tưởng chỉ đạo chặt chẽ cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho sự vận dụng chúng trong các hoạt động tố tụng hình sự.
Thứ hai, cơ cấu về số lượng các nguyên tắc của tố tụng hình sự đã cho thấy sự quan tâm thích đáng của Nhà nước Việt Nam đối với yêu cầu về tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân trong quá trình tố tụng (10/31 nguyên tắc) . Điều đó phản ánh rõ nét quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng, các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy của công dân, phải triệt để tôn trọng quyền con người, quyền công dân mà trước hết là tự do, danh dự và nhân phẩm của họ trong các hoạt động tố tụng.(Xem thêm: Những điều cần biết về sáp nhập doanh nghiệp )
Tố tụng hình sự là gì?
Thứ ba, các nguyên tắc của tố tụng phản ánh quan điểm của về mục đích, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tư pháp hình sự nói chung và của tố tụng hình sự nói riêng là bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, duy trì và bảo vệ công lý; xác định trách nhiệm và chức năng của các cơ quan tư pháp là “phụng công thủ pháp”, “chí công vô tư”, thực sự khách quan.
2.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự được xác định căn cứ vào tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
Luật tố tụng hình sự Việt Nam sử dụng hai phương pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đó là: phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp – chế ước.(Xem thêm: Nghiên cứu các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam )
Thứ nhất , phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình sự. Quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân.
Quyền uy không có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng…
Thứ hai, phương pháp phối hợp – chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án… Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự . Cơ quan này làm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó. Mức độ chế ước được thể hiện trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải quyết vụ án hình sự.
Theo những quy định hiện nay của Bộ luật TTHS Việt Nam thì các chức năng tố tụng chưa được xác định rõ. Ớ đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh về chức năng tố tụng và có thêm một lưu ý rằng cần phân biệt chức năng tố tụng với chức năng về mặt tổ chức của các cơ quan, thiết chế tương ứng. Chẳng hạn, Tòa án có chức năng xét xử vì đó là cơ quan xét xử duy nhất ở Việt Nam; Viện kiểm sát có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; Cơ quan điều tra có chức năng điều tra tội phạm; người bào chữa có quyền bào chữa.
Chính vì theo cách hiểu về chức năng được đặt ra từ tổ chức và tính chất hoạt động của các chủ thể TTHS mà lâu nay có quan niệm về sự tồn tại trong TTHS các chức năng: Chức năng điều tra, chức năng công tố, chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, chức năng xét xử, chức năng bào chữa.
Trong khi đó, trong bất kỳ một hệ thống TTHS nào cũng đều tồn tại các nhu cầu được đặt ra bởi tính chất của tố tụng là: Truy tố tội phạm và người phạm tội; bào chữa của bị can, bị cáo và luật sư của họ; hoạt động xét xử của Tòa án. Từ đó, ba chức năng: Buộc tội, bào chữa và xét xử luôn luôn tồn tại trong bất kỳ một loại TTHS nào. Do đó, nói chức năng tố tụng là nói đến những định hướng hoạt động trong quá trình TTHS mà không lẫn lộn với chức năng vốn có của các thiết chế tổ chức.(Xem thêm: Bán đấu giá quyền sử dụng đất có thế chấp ngân hàng được thực hiện ra sao? )
3. Các giai đoạn của tố tụng hình sự
Giai đoạn 1: Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng 2015 quy định cơ quan điều tra, viện kiểm sát và cơ quan khác được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Giai đoạn 2: Khởi tố, điều tra
Sau khi kết thúc giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải ra một trong các quyết định sau: Khởi tố vụ án hình sự; không khởi tố vụ án; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Giai đoạn 3: Truy tố
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra một trong ba loại quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.
Giai đoạn 4: Xét xử
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn là 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để giải quyết vụ án.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn