Phân biệt thử việc, học việc theo quy định của pháp luật

Thử việc, học việc và thực tập là ba khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Nhiều người không thể phân biệt ba khái niệm này có điểm gì khác. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Winlegal sẽ giúp các bạn phân biệt học việc, thử việc và thực tập theo quy định của pháp luật.

Tiêu chí Thử việc Học việc Thực tập
Khái niệm Thử việc là quá trình các bên làm thử trong một thời gian nhất định để đánh giá năng lực, trình độ, ý thức, điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động…. trước khi quyết định ký kết hợp đồng lao động chính thức. Từ thời gian thử việc này, bên sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực và hiệu quả công việc, người lao động cũng biết xem mình có phù hợp với công việc, môi trường làm việc và các chế độ khác hay không từ đó đưa ra kết luận có làm việc chính thức hay không. Học việc là dạng hợp đồng đào tạo; có thể người học việc phải trả học phí đào tạo cho doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Trong quá trình học việc thì người học việc có thể được trả lương nếu làm ra sản phẩm dựa trên giá thành thực tế và chất lượng sản phẩm. Thực tập là một hoạt động nghiên cứu và học tập cho phép sinh viên trải nghiệm và học hỏi về công việc thực tế trong môi trường công ty. Sinh viên có thể mở rộng kiến thức trong một ngành cụ thể thông qua kinh nghiệm làm việc khi thực tập
Công việc Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

(Khoản 3 Điều 24 BLLĐ 2019)

Người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để người lao động có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học.

Điều này cũng được thể hiện qua quy định tại Điều 62 BLLĐ 2019 về Hợp đồng đào tạo nghề phải có nghề đào tạo, địa điểm và thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo,… Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải công bố chương trình đào tạo rõ ràng cho người lao động. 

Công việc trong quá trình thực tập cũng được thỏa thuận trước giữa hai bên trong hợp đồng thực tập. Ngoài ra, trong quá trình thực tập, cũng có thể có những công việc phát sinh theo sự phân công của quản lý. 
Thời gian Chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

(Điều 25 BLLĐ 2019)

Về thời gian học nghề sẽ phụ thuộc vào mục tiêu trình độ đào tạo nghề:

+ Mục tiêu trình độ nghề sơ cấp: Thời gian đào tạo 3 tháng đến dưới 1 năm

+ Mục tiêu trình độ nghề trung cấp: Thời gian đào tạo từ 1 năm đến 2 năm

+ Mục tiêu trình độ nghề cao đằng: thời gian từ 2 năm đến 3 năm

+ Daỵ nghề thường xuyên: thời gian linh hoạt, phù hợp với yêu cầu việc làm.

Thời gian thực tập thường là 2 – 6 tháng. 
Tiền lương Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

(Điều 26 BLLĐ 2019)

Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận

(Khoản 5 Điều 61 BLLĐ 2019)

Lương thực tập do hai bên thoả thuận và thống nhất trong hợp đồng thực tập. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thực tập không lương
Quyền lợi – Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

(Điều 27 BLLĐ 2019)

Hiện nay pháp luật không có quy định về “Hợp đồng học việc”. Liên quan đến việc học nghề, tập nghề, BLLĐ 2019 quy định tại Điều 61, 62. Theo đó, nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề (thực tế còn được thể hiện bằng Hợp đồng học việc, Cam kết đào tạo).

– Người học việc không đóng học phí

– Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện (Điều 61 BLLĐ 2019)

Sau thời gian thực tập, nếu đạt yêu cầu, người lao động có thể được lên làm chính thức. Quyền lợi của thực tập sinh phụ thuộc vào chính sách của công ty.
Chế độ Hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động.

Tuy nhiên trong trường hợp,  thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

– Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

– Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

– Quyết định 595/QĐ-BHXH Không thấy có quy định thu BHXH bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề. Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề công ty có thể hỗ trợ tiền đóng BHXH, BHYT tự nguyện.

– Sau thời gian học nghề, khi người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên với người sử dụng lao động, thì phải tham gia BHXH bắt buộc, công ty và người lao động phải đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.

Không phải đóng bảo hiểm xã hội

Qua bảng phân biệt trên, ta đã có thể hiểu rõ hơn về học việc, thử việc và thực tập. Đây là ba khái niệm khác nhau. 

Trên đây là những giải đáp về việc phân biệt thực tập, học việc và thử việc theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *