Phạm tội chưa đạt

Trên thực tế, rất nhiều tội phạm không thực hiện hành vi phạm tội thành công. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người thực hiện hành vi phạm tội cũng được xác định là phạm tội chưa đạt, nhiều người bị nhầm lẫn giữa tội phạm chưa đạt và các trường hợp khác như chuẩn bị phạm tội, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội…

  1. Phạm tội chưa đạt là gì?

Điều 15 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phạm tội chưa đạt:

“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”

  1. Dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt

Theo Bộ luật Hình sự quy định có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt.

+ Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Đây là dấu hiệu phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội. Sự bắt đầu này thể hiện ở chỗ: Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Người phạm tội đã dùng dao đâm người bị hại.

+ Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng, nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm. Cụ thể là có thể xảy ra ở một trong những dạng dưới đây:

  • Người phạm tội chưa thực hiện được hành vi khách quan mà mới chỉ thực hiện được “hành vi liền trước”. Ví dụ: Người phạm tội giết người mới chỉ bỏ thuốc độc vào ly nước thì bị phát hiện, bắt giữ.
  • Người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả của tội phạm. Ví dụ: Người phạm tội đã chém được nạn nhân nhưng nạn nhân không chết.
  • Người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết. Ví dụ: Người phạm tội hiếp dâm mới vật ngã được nạn nhân nhưng chưa thực hiện được việc giao cấu thì bị phát hiện, bắt giữ.

+ Dấu hiệu thứ ba: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội phạm không hoàn thành là do:

  • Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc đã tránh được;
  • Do người khác đã ngăn chặn được;
  • Có những trở ngại khác (như bắn súng nhưng đạn không nổ; thuốc độc không đủ liều lượng để giết người…)

Tuy việc phạm tội chưa đạt nhưng về tính nguy hiểm là đáng kể bởi hành vi mà người phạm tội thực hiện là do cố ý và hậu quả xảy ra không lớn hoặc chưa xảy ra hoàn toàn do nguyên nhân khách quan và trái với mong muốn của người phạm tội, vì vậy họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn một số kiến thức về khái niệm chưa đạt mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *