Những điều cần biết về khấu trừ lương của người lao động

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt quản trị lao động. Hiện nay, tình trạng người lao động vi phạm quy định nội bộ của trong doanh nghiệp dẫn đến việc gây thiệt hại khá phổ biến. Vì vậy, bên cạnh việc đưa ra các quy định riêng về bảo quản tài sản, doanh nghiệp phải tìm được biện pháp để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động, trong đó có biện pháp khấu trừ lương. Trong nội dung bài viết dưới đây, WINLEGAL sẽ cung cấp cho bạn các quy định pháp luật về vấn đề khấu trừ lương.

I. Khấu trừ lương là gì

Khấu trừ lương là việc người sử dụng lao động tiến hành trừ bớt một phần tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật để bù vào khoản tiền trước đó đã chỉ hoặc đã bị thiệt hại.

Trước khi tiến hành khấu trừ lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Người lao động có quyền được biết rõ lý do mọi khoản khấu trừ lương của mình.

II. Quy định của pháp luật về khấu trừ lương

1. Các trường hợp khấu trừ tiền lương

Người sử dụng lao động chỉ được tiến hành khấu trừ lương của người lao động trong 03 trường hợp quy định cụ thể tại Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

  • Người lao động làm hư hỏng các trang thiết bị, dụng cụ hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng thiệt hại về mặt tài sản
  • Người lao động làm mất dụng cụ, các trang thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động bàn giao
  • Người lao động tiêu hao vật tư vượt quá với định mức cho phép

2. Mức khấu trừ tiền lương

Theo Khoản 3 Điều 102 Bộ luật Lao động năm 2019 được quy định cụ thể như sau: “Người lao động chỉ phải chịu mức khấu trừ lương hằng tháng không được vượt quá mức 30% tiền lương thực tế người lao động nhận được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.”

Trong đó, mức bồi thường thiệt hại trong các trường hợp nêu trên như sau:

  • Trường hợp do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng: Bồi thường nhiều nhất 03 tháng tiền lương.
  • Trường hợp làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép: Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Lưu ý: Nếu do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

3. Các khoản khấu trừ lương của người lao động

Hiện nay khi trả lương cho người lao động thì thông thường bên phía sử dụng lao động có tiến hành khấu trừ lương một số khoản được quy định cụ thể như sau:

  • Tiền bảo hiểm xã hội người lao động đóng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định được ban hành tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật việc làm năm 2013 hiện hành.
  • Tiền bảo hiểm y tế người lao động đóng 1,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế theo quy định cụ thể tại Luật bảo hiểm y tế Đoàn phí công đoàn (đối với trường hợp người lao động là đoàn viên) là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
  • Quỹ phòng, chống thiên tai với mức đóng quy định là 1 ngày lương/năm
  • Thuế thu nhập cá nhân sau khi tiến hành trừ đi các mức giảm trừ: giảm trừ cho bản thân, cho người phụ thuộc xong rồi tình theo biểu lũy tiến từng phần theo quy định cụ thể tại Luật thuế thu nhập cá nhân.

III. Mức xử phạt doanh nghiệp khấu trừ lương nhân viên sai quy định

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP doanh nghiệp có hành vi khấu trừ lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật thì bị xử lý như sau:

●       Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

●       Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

●       Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

●       Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

●       Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Căn cứ theo quy định ban hành tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP tiến hành hình thức xử phạt người sử dụng lao động đối với các hành vi sau đây:

  • Thanh toán lương không đúng thời hạn hoặc trả với mức lương thấp hơn quy định tại thang lương, bảng lương
  • Không trả lương hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; tiền lương ngừng việc cho người lao động
  • Thực hiện khấu trừ lương của người lao động không đúng với quy định của pháp luật
  • Trả lương không đúng quy định cho người lao động tạm thời bị chuyển sang làm công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng.

Trên đây là thông tin cần biết về việc khấu trừ lương của người lao động theo quy định pháp luật. Mọi thắc mắc của quý độc giả xin liên hệ về: 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo Ly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *