Như thế nào là tội bức tử

Bức tử là làm người khác phải tự sát do đã có hành vi có lỗi đối với họ. Bức tử là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác, luật hình sự Việt Nam luôn coi hành vi này là tội phạm.

Quy định pháp luật về tội bức tử

Tội bức tử không chỉ thể hiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bô sung năm 2017 mà tội danh này đã được thừa nhận và được áp dụng từ kể từ khi có . Và Điều luật đã luôn thể hiện được vai trò, ý nghĩa của mình trong Bộ luật luôn thể hiện được tính chất răn đe, trừng phạt những người có hành vi vi phạm.

Yếu tố cấu thành tội bức tử

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.

Mặt khách thể của tội phạm.

Tội phạm trực tiếp xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác, đống thời gián tiếp xâm phạm quyền sống của người đó.

 Mặt khách quan của tội phạm.

* Hành vi khách quan.

Theo quy định của điều luật nêu trên thì người bị coi là phạm tội bức tử khi có một trong những hành vi sau đây:

– Đối xử tàn ác đối với nạn nhân: Người phạm tội đã có hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, có hành đông gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân không chỉ là sự đau khổ về thể xác, mà còn có thể đau khổ về tinh thần.

– Thường xuyên ức hiếp nạn nhân: Đó là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để đè nén, buộc người lệ thuộc mình phải chịu đựng những bất công, phi lý mà không dám phản kháng… Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới bị coi là tội phạm.

– Ngược đãi nạn nhân: Là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, đi ngược lại với những quy tắc xử sự trong xã hội, những truyền thống của một dân tộc.

– Làm nhục nạn nhân: Hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc bằng hành động.

Hậu quả tự sát có chết người hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm.

Lỗi trong tội này có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở việc người đó biết hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả là người kia tự sát nhưng vẫn muốn hoặc không muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý thể hiện ở việc người đó biết hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả người kia tự sát nhưng tin rằng có thể ngăn chặn được hoặc người đó không biết được hậu quả sẽ xảy ra mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

Nguyên nhân và động cơ thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tiêu cực, bế tắc đã tự sát là do hành vi của người phạm tội gây ra.

Pháp luật hình sự quy định thế nào về khung hình phạt đối với tội bức tử?

Đối với tội bức tử, pháp luật hình sự hiện hành chia thành 2 khung hình phạt, cụ thể quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015, như sau:

– Đối với người phạm tội đã có các dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội phạm như: đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì có mức phạt từ 02 năm đến 07 năm.

– Đối với người phạm tội có hành vi bức tử đối với 2 người trở lên và đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai thì có mức phạt từ 05 năm đến 12 năm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hình sự, người phạm tội bức tử có thể bị phạt tối đa lên đến 12 năm.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn như thế nào là tội bức tử mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *