NGUYÊN TẮC HỎI CUNG BỊ CAN

Hỏi cung bị can là một biện pháp quan trọng trong giai đoạn điều tra. Để việc khai thác thông tin vụ án được chính xác cũng như đảm bảo các quyền của bị can thì cán bộ điều tra khi tiến hành hỏi cung phải đảm bảo các nguyên tắc luật định. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ làm rõ các nguyên tắc hỏi cung bị can.

1.Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

2.Hỏi cung bị can là gì?

         Dưới góc độ khoa học điều tra tội phạm, hỏi cung bị can là “biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó.

Từ định nghĩa trên có thể thấy: 

– Vị trí của hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra cơ bản của giai đoạn điều tra vụ án hình sự

– Mục đích của hỏi cung bị can là thu thập và mô tả theo trình tự tố tụng hình sự thật đầy đủ, chính xác, khách quan lời khai của bị can về vụ án hình sự, hành vi phạm tội của bị can cùng đồng bọn và những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra, xử lý vụ án và phòng ngừa phạm tội. 

– Việc hỏi cung sẽ do điều tra viên, kiểm sát viên thực hiện.

2.Nguyên tắc hỏi cung bị can

         Nguyên tắc hỏi cung bị can là những quan điểm chỉ đạo chung tạo thành cơ sở cho hoạt động của các điều tra viên trong quá trình hỏi cung bị can; đòi hỏi các điều tra viên phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành hoạt động này nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tỉnh khách quan và toàn diện của hoạt động hỏi cung bị can.

        Nguyên tắc hỏi cung bị can gồm những nội dung sau:

2.1 Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật

       Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can phải triệt để tuân thủ và đảm bảo thực hiện dưới sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật.

      Trong mọi trường hợp hỏi cung bị can, Điều tra viên phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục về việc triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can và về việc lập biên bản hỏi cung đã được quy định trong các Điều 129, 130, 131, 132 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Cụ thể:

– Hỏi cung do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. 

– Tiến hành hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi ở của người đó, vào thời gian ban ngày, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. 

– Bị can khai báo trước Điều tra viên, trừ trường hợp theo 16 quy định của pháp luật quy định phải có mặt của người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can chưa thành niên, người phiên dịch. 

– Khi Tiến hành hỏi cung bị can phải đảm bảo nguyên tắc tuyệt đối khách quan, thận trọng; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ, bí mật thông tin. Để thực hiện tốt các nguyên tắc này khi hỏi cung bị can, điều tra viên cần quán triệt một số vấn đề sau: Tuân thủ những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can và việc lập biên bản hỏi cung bị can (các điều 182,183,184 Bộ luật tố tụng hình sự); Bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can được quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự.

2.2 Thận trọng khách quan

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, khi hỏi cung bị can, điều tra viên phải quán triệt một số vấn đề sau:

     Thứ nhất, điều tra phải có thái độ khách quan, không được áp dụng những biện pháp trái pháp luật để thu thập lời khai của bị can. Việc áp dụng những biện pháp lấy lời khai trái pháp luật của bị can như mớm cung, bức cung, dụ cung và dùng nhục hình là những biện pháp rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới giá trị chân thực, tính khách quan trong lời khai của bị can, khiến quá trình điều tra đi “chệch hướng”, “sa lầy” và rơi vào bế tắc, việc giải quyết vụ án làm oan sai, bỏ lọt tội phạm – xâm phạm nghiêm trọng tới quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 

        Thứ hai, điều tra viên không được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của bị can, nhất là không được vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can. Lời nhận tội của bị can là nguồn chứng cứ rất quan trọng, do vậy, nếu lời cung trung thực, chính xác, đầy đủ là những nguồn chứng cứ rất có giá trị; ngược lại lời cung bịa đặt có thể dẫn tới nhiều tác hại nghiêm trọng. Bị can có thể nhanh chóng nhận tội hay quanh co chối cãi, kéo dài thời gian là tùy thuộc vào động cơ, mục đích của bị can. Có trường hợp bị can nhận tội là do thấy thực sự ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội của mình sau khi đã được điều tra viên giải thích, giáo dục, cảm hóa và thuyết phục nên đã thành khẩn khai báo. Nhưng có rất nhiều trường hợp bị can nhận tội, khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội vì những mục đích, động cơ không lành mạnh.

        Thứ ba, điều tra viên phải áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của bị can trước khi sử dụng. Thực chất đây là một trong những nội dung quy định tại Điều 108 về kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Bởi theo quy định tại Điều 87, Điều 98 thì lời khai bị can sẽ trở thành chứng cứ nếu nó đáp ứng được sau quá trình kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Điều 108 BLTTHS. Như vậy, việc kiểm tra, xác minh lời khai của bị can trước khi sử dụng chính là hoạt động kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp, tính xác thực và liên quan đến vụ án của lời khai đó.

Trên đây là những giải đáp về nguyên tắc hỏi cung bị can theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *