Thực tiễn hiện nay nhiều trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái hiện nay không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái nhé.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
1. NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON
Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HN&GĐ) quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con. Cụ thể:
– Trường hợp thứ nhất: Cha, mẹ cấp dưỡng cho con khi ly hôn
- Khi ly hôn cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ.
- Đối tượng được cha, mẹ cấp dưỡng gồm: Con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.
- Quy định trên đảm bảo quyền lợi của con chưa thành niên về mặt tài sản cho đến khi trưởng thành, đời sống của các đối tượng này và đảm bảo người không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn phải có nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng cho con để con phục vụ sinh hoạt cá nhân.
- Tuy nhiên, hiện nay không có hướng dẫn cụ thể liên quan đến các tiêu chí đánh giá tình trạng “không có khả năng lao động” hay yếu tố “không có tài sản để tự nuôi mình” trong nhiều luật cũng gây ra nhiều tranh cãi.
– Trường hợp thứ hai: Cha, mẹ cấp dưỡng cho con trong thời kỳ hôn nhân
- Đây là trường hợp cha, mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi con do đi công tác xa, phải chấp hành án phạt tù, điều trị bệnh lâu dài….
- Khi con được giao cho người khác nuôi dưỡng sẽ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để nuôi mình.
- Trường hợp cha, mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì vẫn phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng theo khoản 3 Điều 87 Luật HN&GĐ.
– Trường hợp thứ ba
- Trường hợp khác như cha, mẹ có con ngoài giá thú mà không sống chung với con thì vẫn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Trường hợp người cha, mẹ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con cũng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo khoản 2 Điều 107 Luật HN&GĐ.
2. NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CON ĐỐI VỚI CHA, MẸ
- Điều 111 Luật HN&GĐ 2014 đã quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ.
- Theo quy định trên, nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ đặt ra trong hai trường hợp là: Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ và con trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng với cha, mẹ theo khoản 2 Điều 71 Luật HN&GĐ.
- Pháp luật hiện hành quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con được xuất phát từ yếu tố huyết thống và nuôi dưỡng. Do đó, con trai, con gái, con nuôi, con ngoài giá thú bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Điều kiện với bên được nhận cấp dưỡng là cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình.
3. CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
Điều 118 Luật HN&GĐ 2014 đã quy định 06 trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể: (i) Người được cấp dưỡng đã thành viên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; (ii) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; (iii) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; (iv) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; (v) Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã chết; (vi) Trường hợp khác theo quy định của Luật.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, WINLEGAL vừa chia sẻ với các bạn. Qúy khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Minh Trang
Ngày xuất bản: 02/10/2023