Mặt khách quan của tội phạm 

 

Hành vi phạm tội theo quy định pháp luật hình sự có những cấu thành tội phạm khác nhau. Việc phân tích kỹ cấu thành tội phạm dựa trên mặt khách quan của người phạm tội sẽ là căn cứ quan trọng nhất để xác định đúng tội danh.

I. Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Mặt khách quan của tội phạm là mặt thể hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

II. Phân tích mặt khách quan của tội phạm

  • Đặc điểm

Có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Khi xét đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan chúng ta sẽ cần phải xét đến hậu quả của hành vi gây ra cho xã hội, có đe dọa hoặc có dấu hiệu đe dọa cho chủ thể khác hoặc các quan hệ được xã hội, pháp luật bảo vệ.

Là hoạt động có ý thức và ý chí của người phạm tội. Bởi lẽ nhiều hành vi phạm tội được thực hiện trong trạng thái bị ép buộc, uy hiếp bắt  buộc thực hiện hành vi và hậu quả gây ra không phải là kết quả mà người thực hiện hành vi phạm tội mong muốn đạt được. Không có sự kiểm soát của ý thức và ý chí thì hành vi không được coi là hành vi khách quan của tội phạm.

Là hành vi trái với quy định của pháp luật hình sự. Hành vi đã thực hiện chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm; nếu hành vi đó thỏa mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan của một tội phạm cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự.

  • Các dạng biểu hiện

Thực hiện bằng hành động. Là trường hợp chủ thể làm một việc mà Luật Hình sự đã có quy định cấm. Phần lớn các tội phạm cụ thể quy định trong Bộ Luật Hình sự được thực hiện bằng hương pháp hành động.

Thực hiện bằng phương pháp không hành động. Là trường hợp chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một hoạt động nhất định nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ trong khi có điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó. Điển hình là hành vi trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ quân sự, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn…

  • Mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).

Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nhân quả trong phép biện chứng có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm như sau:

  • Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Điều này, có ý nghĩa để xác định tội phạm, định tội, định khung.
  • Hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả. Đây là điều kiện để chứng minh khả năng phát sinh hậu quả của hành vi, nếu thực tế loại trừ khả năng này thì không có mối quan hệ nhân quả.
  • Hậu quả xảy ra phải là hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi. Việc xác định hậu quả phải đặt trong mối quan hệ với hành vi, đánh giá hậu quả là khả năng hiện thực phát sinh từ hành vi khách quan của tội phạm.

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn về mặt khách quan của tội phạm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *