Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Trong phạm vi bài này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật kinh doanh bất động sản 2014
  • Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng

II. Nhà ở hình thành trong tương lai là gì?

Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng ( khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014).

Như vậy có thể hiểu , nhà ở hình thành trong tương lai có thể chưa được “tồn tại trong thực tế” nhưng được rao bán trước nhằm tạo điều kiện cho người mua “đặt cọc” một khu ở mới và thu trước của người mua một khoản tiền để phục vụ cho việc xây dựng dự án.

III. Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai 

Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là thỏa thuận cấp bảo lãnh giữa ngân hàng thương mại với chủ đầu tư và các bên liên quan khác (nếu có) về việc ngân hàng thương mại chấp thuận bảo lãnh cho chủ đầu tư trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Bên bảo lãnh: Ngân hàng thương mại

Bên được bảo lãnh: chủ đầu tư 

Qua đây có thể thấy chỉ có ngân hàng thương mại mới được thực hiện hoạt động bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, tại đây: https://winlegal.vn/bao-lanh-nha-o-hinh-thanh-trong-tuong-lai/

IV. Nội dung của hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai phải có những nội dung sau: 

– Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;

– Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;

– Nghĩa vụ được bảo lãnh;

– Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;

– Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;

– Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;

-Giải quyết tranh chấp phát sinh;

– Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Ngoài những nội dung trên thì hợp đồng bảo lãnh hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai còn phải có các nội dung sau:

– Ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh cho bên mua khi nhận được hợp đồng mua, thuê mua nhà ở do chủ đầu tư gửi đến trước thời hạn giao, nhận nhà theo cam kết quy định tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở;

– Ngân hàng thương mại và chủ đầu tư thỏa thuận cụ thể về việc ngân hàng thương mại hoặc chủ đầu tư có nghĩa vụ gửi thư bảo lãnh cho bên mua sau khi ngân hàng thương mại phát hành thư bảo lãnh;

– Nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư;

– Hồ sơ bên mua gửi cho ngân hàng thương mại yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải kèm theo thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành cho bên mua.

(điểm b khoản 5 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN)

V. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh nhà ở trong tương lai

Theo quy định tại điểm a khoản 5 điều 13 thông tư 11/2022/TT-NHNN thì Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực kể từ thời điểm ký cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh của toàn bộ các thư bảo lãnh cho bên mua hết hiệu lực theo quy định tại Điều 23 Thông tư này và mọi nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với ngân hàng thương mại theo hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã hoàn thành. 

Như vậy hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi các bên hoàn thành mọi nghĩa vụ với nhau như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

V. Có phải ngân hàng thương mại nào cũng được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai không?

Theo quy định thì chỉ có ngân hàng thương mại mới được thực hiện hoạt động bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên không phải ngân hàng thương mại nào cũng có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này.

Để biết ngân hàng thương mại nào có đủ điều kiện thực hiện hoạt động bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai thì bạn cần theo dõi trên Cổng thông tin điện tử cuả Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

VI. Ngân hàng thương mại cần làm gì khi chấm dứt hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trước thời hạn? 

Theo điểm b khoản 9 điều 13 thông tư 11/2022/TT-NHNN thì khi hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai chấm dứt trước thời hạn, chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo, ngân hàng thương mại phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của ngân hàng thương mại và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc địa bàn nơi có dự án nhà ở của chủ đầu tư. 

Trên đây là những giải đáp về hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Ngày xuất bản: 20/12/2023

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *