Kết hôn là việc theo ý chí tự nguyện của các bên. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp cá nhân đều có thể kết hôn theo ý chí của mình. Cá nhân muốn kết hôn thì phải tuân thủ theo các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
Vậy các điều kiện đó là gì? Trong phạm vi bài viết này, công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu hỏi trên.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
2. Khái niệm kết hôn
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.” Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
3. Điều kiện kết theo quy định của pháp luật
Nam nữ kết hôn phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1 điều 8 luật hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:
Thứ nhất nam, nữ kết hôn khi nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trời lên: Trong việc kết hôn, nam nữ phải đạt đến độ tuổi nhất định thì mới được coi là có khả năng nhận thức, thực hiện được việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Do đó, pháp luật phải quy định số tuổi kết hôn của nam nữ.
Thứ hai việc kết hôn do nam và nữ tự quyết định: Theo đó: Việc tự nguyện kết hôn là do ý chí chủ quan của hai bên. Hai bên nam, nữ quen biết, yêu thương nhau do ý chí mong muốn của cả hai, không có sự tác động, sự ràng buộc của bên thứ ba. Việc kết hôn theo ý chí tự nguyện cũng được thể hiện trước cơ quan có thẩm quyền. Bằng việc, khi đăng ký kết hôn phải có mặt của cả hai bên nam và nữ, không được ai đăng ký thông qua người đại diện hoặc bất kỳ người nào khác, đăng ký kết hôn thông qua cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba nam nữ không phải là người mất năng lực hành vi dân sự: Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015, người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Do trong tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nên nam, nữ không thể kết hôn. Quy định này có sự liên kết logic với quy định về việc tự nguyện kết hôn. Bởi người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không thể tự nguyện bày tỏ mong muốn kết hôn với cơ quan thẩm quyền.
Thứ năm việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia định 2014. Cụ thể:
– Kết hôn giả tạo (điểm a khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014): Tại Khoản 11 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”.
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn
+ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai chưa đủ tuổi kết hôn (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi).
+ Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa uy hiếp tinh thần hành hạ ngược đãi yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
+ Lừa dối kết hôn được quy định tại điểm b khoản 2 điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình và là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bê bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
+ Kết hôn với người đang có vợ, có chồng (điểm c khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình 2014): Quy định này đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong chế độ hôn nhân ở Việt Nam. Theo đó, chỉ người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án thì mới được phép kết hôn.
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014): Việc quy định như vậy là dựa trên kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học, các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ việc kết hôn gần gũi về huyết thống trong phạm vi trực hệ hoặc ba đời sẽ để lại nhiều di chứng cho thế hệ đời sau. Do đó kết hôn giữa những người có mối liên hệ huyết thống trong phạm vi ba đời là bị cấm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My