Tội trộm cắp tài sản theo quy định Bộ luật hình sự

Căn cứ pháp lý:

I. Trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp tài sản là một trong những tội xảy ra phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu. Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội, lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ. Người phạm tội luôn có ý thức che giấu hành vi của mình khi thực hiện, cố gắng thực hiện hành vi bằng cách thức mà người bị hại không phát hiện ra.

Điều 173 Bộ luật hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, có thể hiểu trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

Hành vi trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào? - Luật Việt Phong | Công ty Luật uy tín

II. Các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản

1. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội phạm này là người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản của người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm quy định tại khoản 3,4 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 – là các khoản thuộc khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

2. Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Loại tội này tương tự một số tội có tính chất chiếm đoạt như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, khác ở chỗ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng.

3. Mặt chủ quan của Tội trộm cắp tài sản

Lỗi: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi trộm cắp tài sản của mình nhất định hoặc có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác; song mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm tài sản. Mục đích của tội phạm ở đây chính là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.

4. Mặt khách quan tội trộm cắp tài sản

  • Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác:

Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.

  • Có hành vi che giấu, được thể hiện qua những hình thức khác nhau:

Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũng như hành vi phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấy trộm tài sản).

Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (ví dụ: Kẻ phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, giả vờ hỏi thăm đường đi… và nhanh tay trộm tài sản giấu vào người). Trong trường hợp này chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành vi phạm tội.

Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm tội được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đám cưới đông người, người giữ xe tưởng là bạn bè của cô dâu, chú rể nên để cho kẻ phạm tội tự do dắt xe khỏi nơi giữ do mình quản lý).

  • Hậu quả của tội trộm cắp tài sản

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt (tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội này).

Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ

III. Khung hình phạt tội trộm cắp tài sản

Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản có 04 khung hình phạt như sau:

  • Khung hình phạt thứ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
  • Khung hình phạt thứ hai là bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
  • Khung hình phạt thứ ba là bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
  • Khung hình phạt thứ tư là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Tùy theo hành vi thực tế của người phạm tội, hậu quả hành vi phạm tội gây ra; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì áp dụng khung hình phạt theo quy định pháp luật. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Tội trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng có thể chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng theo Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh an toàn xã hội.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về Tội trộm cắp tài sản theo quy định Bộ luật hình sự mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 15/12/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *