Top 5 việc kế toán cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập

Từng được đào tạo chuyên ngành kế toán tại trường đại học uy tín, nhưng khi bước vào khởi nghiệp, thành lập công ty, tôi cũng như bao nhiêu người khác không khỏi gặp những khó khăn và bỡ ngỡ để thực hiện thủ tục hồ sơ khai thuế ban đầu và hoàn thiện sổ sách, chứng từ thực hiện một số công việc liên quan đến thuế và hóa đơn điện tử trước khi công ty đi vào hoạt động. Sau đây, Luật Winlegal sẽ chia sẻ với các bạn 5 việc kế toán cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập

Nộp tờ khai, lệ phí môn bài:

Căn cứ: Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC về thời hạn khai, nộp lệ phí môn bài:

Trường hợp Thời hạn khai lệ phí Thời hạn nộp lệ phí môn bài
Doanh nghiệp – Khai lệ phí môn bài một lần khi doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh. – Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. – Chậm nhất là 30/1 hàng năm

– Trường hợp doanh nghiệp mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.

– Cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,…

 Mức nộp lệ phí môn bài

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghi định 22/2020/NĐ-CP: Tổ chức mới thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).

Như vậy, doanh nghiệp trong năm đầu thành lập sẽ không phải nộp lệ phí môn bài.

Tuy nhiên, sang năm thứ hai trở đi, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lệ phí môn bài, mức thu lệ phí môn bài được tính như sau:

STT Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Lệ phí môn bài phải nộp
1 Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 03 triệu đồng/năm
2 Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 02 triệu đồng/năm
3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 01 triệu đồng/năm

          Ghi chú:

  • Doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng đầu năm: Nộp lệ phí môn bài cả năm.
  • Doanh nghiệp thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ 01/7 trở đi): Nộp 50%.

Xem thêm: Thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp

Tiến hành lựa chọn mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng để kê thuế qua mạng:

  • Khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử) và mua chữ ký số (token), để khai thuế qua mạng.
  • Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
    • Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
    • Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
  • Một số công dụng của chữ ký số:
    • Chữ ký số được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, các giao dịch chứng khoán điện tử,… mà doanh nghiệp không phải in các tờ kê khai, đóng con dấu.
    • Doanh nghiệp thay vì phải cử người đại diện có thẩm quyền đi ký kết các hợp đồng, giao dịch của công ty ở khắp mọi nơi trên đất nước tốn rất nhiều thời gian và công sức thì hiện tại, thông qua chữ ký số, họ có thể ký kết các hợp đồng với nhau qua Internet mà không phải đi ra ngoài.
    • Chữ ký số là một công cụ bảo mật an toàn, khiến chủ sở hữu an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ.

Hiện nay, hầu hết các cơ quan thuế đều yêu cầu doanh nghiệp thanh toán thuế qua chữ ký số điện tử, cho nên việc kế toán mua chữ ký số cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động là điều cần thiết.

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử hoặc đặt in hóa đơn:

Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thế quản lý trực tiếp Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Nếu không thông báo phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật,

  • Trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 16, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Thiết lập báo cáo thuế và hồ sơ kế toán:

Kê khai các khoản thuế GTGT; thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó đối với thuế GTGT thì cần lưu ý đến phương pháp kê khai như trực tiếp, khấu trừ… lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định cho doanh nghiệp.

Ngoài ra các hồ sơ, nội dung công việc cần sắp xếp tổ chức từ đầu bao gồm:

  • Các chứng từ nộp tiền vào công ty, tài khoản công ty.
  • Các chứng từ, hợp đồng, hoá đơn mua vào bán ra trong giai đoạn công ty thành lập và ngay sau thành lập.
  • Hồ sơ sổ sách kế toán, báo cáo thuế khác.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập mới công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Báo cáo xử dụng lao động, kê khai bảo hiểm xã hội:

Ngay trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp đã phải khai cơ cấu sử dụng lao động ngoài ra,  Doanh nghiệp sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần khai việc sử dụng lao động khi mới thành lập và báo cáo tình hình sử dụng lao động cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Trên đây, Winlegal vừa chia sẻ với các bạn những việc cần làm của một kế toán viên khi doanh nghiệp mới thành lập. Hi vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Luật Winlegal cung cấp các dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư, Tư vấn thẩm định dự án, Tố tụng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã giải quyết và tư vấn pháp lý cho hàng nghìn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thành công. Hãy gọi điện cho chúng tôi ngay nếu bạn đang cần tư vấn các vấn đề về luật để được giải đáp nhanh gọn, chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *