Tội chống phá cơ sở giam giữ

Cơ sở giam giữ là nơi giam giữ người phạm tội, thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Tội chống phá cơ sở giam giữ nói riêng, các tội phạm khác nói chung trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia có tỷ lệ phạm tội rất cao. Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm mà bộ luật hình sự quy định hình phạt áp dụng đối với nhóm tội danh này rất nghiêm khắc.

Tội chống phá cơ sở giam giữ là gì?

Chống phá cơ sở giam giữ được hiểu là hành vi phá cơ ở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ với mục đích chống phá chính quyền nhân dân.

Tội chống phá cơ sở giam giữ là tội phạm được thực hiện bởi chủ thể có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, theo đó người bị coi là phạm tội chống phá cơ sở giam giữ khi thực hiện một trong số những hành vi như:  phá cơ ở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ với mục đích chống phá chính quyền nhân dân.

Quy định về tội chống phá cơ sở giam giữ

Điều 119 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ

1.Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

2.Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

3.Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Quy định về hình phạt đối với tội chống phá cơ sở giam giữ

Khung 1: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng

Khung 3: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp người chuẩn bị phạm tội này

Hình phạt bổ sung dối với tội chống phá cơ sở giam giữ

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội chống phá cơ sở giam giữ còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cứ trú 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính bổ sung cho hình phạt chính, nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội chống phá cơ sở giam giữ mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *