THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG

Khi người lao động vi phạm kỷ luật được quy định trong nội quy hoặc pháp luật, người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật đối với người lao động. Việc xử lý kỷ luật phải theo thủ tục pháp luật quy định. 

Trong phạm vi bài viết nảy, công ty luật Winlegal sẽ trình bày về thủ tục xử lý kỷ luật người lao động.

1.Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019

2.Thế nào là ky luật lao động?

– Kỷ luật lao động được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như các biện pháp xử lý đối với những người không chấp hành hoặc không chấp hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đó.

– Chủ thể có thẩm quyền: người sử dụng lao động

-Đối tượng: Người lao động

-Căn cứ:

+Hành vi vi phạm kỷ luật lao động quy định trong nội quy hoặc pháp luật

+ Có yếu tố lỗi của người lao động

3.Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 124 Bộ luật lao động 2019 các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

-Khiển trách: Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Việc hành vi nào áp dụng hình thức khiển trách do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động.

-Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

-Cách chức

-Sa thai: Đây là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất được áp dụng với hành vi vi phạm nghiêm trọng. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường sau:

+Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.

+Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

4.Thủ tục xử lý kỷ luật lao động

-Bước 1: người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa

-Bước 2: phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở mà người lao động là thành viên (nếu không có thì có thể bỏ qua bước này)

-Bước 3: Việc xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản (biên bản cuộc họp)

-Bước 4: hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật do người sử dụng lao động chuẩn bị

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xử lý kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *